Soạn bài Làng (trích) văn mẫu lớp 9 hay nhất

24/07/2023 - admin

Tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân là tác phẩm văn học nằm trong hệ thống kiến thức Ngữ văn lớp 9 mà học sinh cần chú ý. Bái viết Soạn bài Làng văn lớp 9 bao gồm tất cả những tóm tắt nội dung chính, bố cục, cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9.

Hãy cùng THPT Lê Hồng Phong tìm hiểu bài học này nhé.

Soạn bài Làng văn 9

Soạn bài Làng ngữ văn lớp 9

Học sinh sẽ được tìm hiểu bài học này qua 2 phần: tìm hiểu chung và đọc trả lời câu hỏi ở cuối bài.

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a, Tiểu sử

– Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

– Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm: vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

b, Sự nghiệp văn học

– Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.

– Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật.

– Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim).

2. Tác phẩm

a, Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng tên là Chợ Dầu. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân của mọi miền Tổ quốc.

b, Tóm tắt

Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

c, Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

d, Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu …vui quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

– Phần 2 (tiếp … đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

– Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

B. Đọc – Trả lời câu hỏi

Dưới đây là đáp án mà THPT Lê Hồng Phong tổng hợp lại được.

Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tình huống truyện : Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.

Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc :

+ Khi nghe tin xấu : ông sững sờ, xấu hổ, uất ức ; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.

+ Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.

– Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

– Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện : ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.

Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự giãi bày nỗi lòng mình.

– Qua lời trò chuyện, ta thấy:

+ Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng.

+ Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ.

– Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.

Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí : chân thực, sâu sắc, sinh động

– Ngôn ngữ nhân vật : khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.

Lời kết

Trên đây là tất cả những kiến thức về bài Làng mà THPT Lê Hồng Phong tổng hợp lại. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập.

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE