Soạn bài Chiếc lược ngà văn mẫu lớp 9 hay nhất

24/07/2023 - admin

“Chiếc lược ngà ” là một truyện ngắn thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Hãy đội ngũ trường THPT Lê Hồng Phong tìm hiểu chi tiết về bài nhé!

Phần I. Tìm hiểu chung

Tìm hiểu những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm.

I. Tác giả

1. Tiểu sử

– Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

– Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khóa 4.

– Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014.

2. Sự nghiệp văn học

– Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.

– Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

II. Tác phẩm

Tìm hiểu những thông tin cơ bản về tác phẩm

a. Ý nghĩa nhan đề

“Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

b. Tóm tắt

Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.

c. Hoàn cảnh sáng tác 

– Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.

d. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “chị cũng không muốn bắt nó về”): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.

– Phần 2 (tiếp theo đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.

– Phần 3 (đoạn còn lại): Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà.

Phần II. Đọc hiểu văn bản

Trả các câu hỏi 1- 4 trong sách giáo khoa trang 202

soạn bài Chiếc lược ngà ngữ văn lớp 9

Câu 1 (trang 202 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Tóm tắt

Ông Sáu sau một thời gian đi kháng chiến xa nhà, ông được trở lại thăm gia đình và đứa con gái sau 8 năm xa cách. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong bức hình chụp chung với má. Mãi về sau khi nhận ra cha thì đã muộn. Vào chiến khu ông làm chiếc lược tặng cho con. Nhưng chưa kịp trao cho con, ông Sáu hi sinh trong một trận càn, trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp nhờ bác Ba trao lại cho con

– Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi.Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc bé Thu nhận ra và gọi aanh bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.

– Tình huống thứ hai: Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

Câu 2 (trang 202 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Dựa vào diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trong lần cuối gặp cha, ta có thể nhận thấy một số đặc điểm về tính cách của bé Thu:

– Trước khi nhận ra ông Sáu, Thu có thái độ lạnh nhạt và bướng bỉnh khi ông cố gần. Tuy nhiên, vẫn giữ được sự hồn nhiên, đáng yêu của một đứa trẻ.

– Khi bé Thu nhận ra cha, cô bé có thái độ và hành động rất đột ngột và bất ngờ.

+ Cô cất tiếng kêu thét, cho thấy cô nhạy cảm và tình cảm khi gặp lại người cha đã lâu không gặp.

+ Bé Thu bày tỏ tình yêu thương đối với cha bằng cách hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và đặc biệt là hôn vết thẹo trên mặt cha. Hành động này cho thấy cô bé dành trọn tình cảm và quan tâm đối với người cha sau thời gian dài xa cách.

+ Hành động của bé Thu sau khi nhận ra cha cho thấy tình cảm dồn nén trong lòng cô bé trong suốt thời gian cha vắng mặt. Các hành động thể hiện sự hân hoan, niềm vui khi gặp lại người thân yêu.

Tóm lại, từ diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trong lần cuối gặp cha, ta thấy cô bé có tính cách rõ ràng, mạnh mẽ, và có tình yêu thương sâu sắc đối với cha mình

Câu 3 (trang 202 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu được thể hiện qua:

– Khi ông Sáu suồng chưa cập bến, nhưng đã vội vàng nhảy lên bờ, điều này cho thấy lòng nóng lòng, háo hức của ông khi muốn gặp con sau thời gian dài xa cách.

– Dù bé Thu chưa nhận ra ông Sáu và có thái độ lạnh nhạt ban đầu, ông Sáu vẫn kiên nhẫn chờ đợi, không quá vội vàng hay áp đặt để bé nhận ra mình một cách tự nhiên.

– Từ cách ông Sáu diễn tả nỗi day dứt và ân hận vì đã đánh con, ta thấy ông Sáu cảm thấy hối hận về hành động của mình trong quá khứ và muốn làm mọi cách để bù đắp và thể hiện tình yêu thương chân thành đến con.

– Chi tiết ông Sáu làm cho con chiếc lược ngà có thể hiểu là ông muốn dành tình cảm, thể hiện sự chăm sóc và sự quan tâm đặc biệt đến bé Thu. Đồng thời, hành động này cũng cho thấy ông đang cố gắng gỡ rối tâm trạng của bản thân sau những trải lòng trong quá khứ.

→ Những chi tiết trên không chỉ nói lên tình cảm cha con sâu nặng, cảm động. Mà còn gợi ra khung cảnh chiến tranh đau thương, mất mát, khiến con người rơi vào cảnh éo le.

Câu 4 (trang 202 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Truyện được kể theo lời của nhân vật bác Ba – đồng đội, bạn thân của ông Sáu

Cách chọn vai kể này, có tác dụng làm người chứng kiến khách quan có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật, thể hiện nội dung tư tưởng truyện

Phần III. Luyện tập

Bài 1 (trang 203 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Thái độ và hành động của bé Thu trái ngược nhau trong ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông Sáu ra đi nhưng vẫn nhất quán trong tính cách:

+ Do tình yêu thương sâu đậm của bé Thu dành cho ba

+ Những ngày đầu, bé Thu kiên quyết không nhận ba do ông Sáu có vết thẹo trên má, khác với hình ảnh Thu nhìn thấy khi chụp với mẹ

+ Khi nhận ra ba tuy đã muộn nhưng Thu vẫn kịp gọi ba, và trao tình yêu thương tới ba.

Bài 2 (trang 203 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Tôi còn nhớ như in, những ngày đầu khi ba về, nhìn vết thẹo dài trên má của ba, tôi vừa sợ, vừa không tin đó là ba. Những ngày ba ở nhà, tôi bướng bỉnh không nhận ba. Cho tới khi được bà ngoại giải thích, lúc tôi nhận ra ba cũng là lúc ba phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay ba, tôi sợ ba đi mất. Tôi hét lên “ba ở nhà với con” trong tiếng nức nở, rồi tôi quắp hai chân chặt lấy người ba, tôi hôn ba cùng khắp, rồi còn đòi ba hứa tặng tôi cây lược ngà.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung bài soạn truyện ngắn Chiếc lược ngà. Mong bài viết trên sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan về bài và chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp. Chúc các em áp dụng hiệu quả và học tập tốt trong môn ngữ văn lớp 9!

5/5 - (2 bình chọn)
CLOSE
CLOSE