Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh văn lớp 9 hay nhất

29/06/2023 - admin

Tác phẩm chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cho ta thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây để hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Phần I – Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a, Tác giả

– Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực hiệu là Đông Dã Tiều tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là người làng Đan Loan – huyện Đường An – Hải Dương (nay là xã nhân Quyền – huyện Bình Giang – Hải Dương).

– Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, nhà vua mời ông ra làm quan, dù ông đã mấy lần từ chức nhưng vẫn bị mời ra.

b, Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút”, viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX). Đây là tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta, là tài liệu quý giá về sử học, địa lí, xã hội học.

2. Tìm hiểu bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh.
  • Phần 2. Còn lại. Bọn hoạn quan mượn danh chúa để vơ vét của dân.

3. Giá trị của tác phẩm ” Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”

a, Giá trị nội dung

“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, đưa đến một góc nhìn chân thực, phơi bày thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê – chúa Trịnh.

b, Giá trị nghệ thuật

– Thể loại tùy bút, sự ghi chép rất chân thực, sinh động mà lại giàu chất trữ tình.

– Các chi tiết miêu tả chọn lọc kĩ càng, đắt giá, giàu sức thuyết phục

– Giọng điệu gần như khách quan nhưng cũng rất khéo léo, thể hiện thái độ lên án bọn vua quan qua thủ pháp liệt kê.

Phần II – Đọc hiểu văn bản

1. Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của Trịnh Sâm

– Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của chúa Trịnh được tác giả ghi chép một cách chân thực, tỉ mỉ:

+ Thời gian: Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 – 17750) trong nước vô sư.

+ Chúa Trịnh Sâm cho xây dựng đền đài liên miên để thỏa mãn thú ăn chơi, hưởng lạc.

+ Mỗi tháng ba lần đều ra cung Thụy Liên trên Tây Hồ dạo chơi, mỗi cuộc đều đem theo nhiều binh lính tùy tùng.

+ Đặc biệt là, thuyền đi đến đâu cũng ghé vào các cửa hàng trong chợ, vơ vét những sản vật quý trong thiên hạ đem về phủ không thiếu một thứ gì.

+ Tìm thu vật “phụng thủ” → cướp đoạt những vật quý giá trong thiên hạ.

– Nhà văn tập trung miêu tả khung cảnh tùy tung đem một cây đa về phủ chúa để cho thấy sự kỳ công, sa hoa và tốn kém của chúa.

=> Khắc họa chân thực thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước. Lối ghi chép tỉ mỉ, chân thực, khách quan, không đưa thêm bất cứ một lời bình luận nào → sự xa xỉ, ăn chơi, không màng đến quốc gia đại sự => từ đó cho thấy một điềm báo trước về sự sụp đổ của một vương triều.

2. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền

– Thói ăn chơi hưởng lạc của người đứng đầu đất nước đã tạo cơ hội cho bọn hoạn quan mượn gió bẻ mang, ra ngoài dọa dẫm dân lành.

– Bọn hoạn quan được sủng ái vì giúp vua trong những trò chơi xa hoa nên ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái

– Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh… thì biên lai hai chữ “phụng thủ” (lấy để dâng lên chúa) nhưng thực chất là đêm đến sai lính đến lấy đi rồi buộc tội cho người chủ là giấu vật cung phụng để lấy tiền của họ.

=> Vừa ăn cướp vừa la làng.

– Câu chuyện của chính gia đình ông: trước tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc hoa nở trắng xóa thơm lừng và cây lựu trắng, lựu đó lúc ra quả trông rất đẹp nhưng đều phải chặt đi cũng vì tránh tai họa như vậy.

=> Cách kể đầy thuyết phục khi chính tác giả cũng là người phải trải qua câu chuyện ấy.

Phần III – Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hay nhất

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9)

* Những chi tiết thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận:

– Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.

– Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động  rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.

– Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.

* Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.

* Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9)

– Bọn quan lại nhũng nhiễu dân bằng thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng. Người dân như bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay hủy của quý của mình.

– Ý nghĩa đoạn cuối : Là minh chứng giúp tăng sức thuyết phục cho những chi tiết thực đã ghi chép và bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của tác giả.

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9)

Sự khác biệt giữa truyện và tùy bút :

– Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật.

– Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức về  văn bản ” Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” mà các em cần nắm bắt. Hãy nắm chắc lý thuyết và công thức cơ bạn trước khi làm bài tập để đạt hiệu quả cao. Chúc các em áp dụng hiệu quả và học tập tốt trong môn ngữ văn lớp 9!

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE