Vật lý 9: Truyền tải điện năng đi xa? Lý thuyết và bài tập
Truyền tải điện năng đi xa là việc chuyển đổi và vận chuyển năng lượng điện từ nguồn sản xuất đến các điểm sử dụng xa vị trí sản xuất. Quá trình này quan trọng trong hệ thống điện mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Nhằm giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bài và ôn tập cho các kỳ thi quan trọng, bài viết này của THPT Lê Hồng Phong sẽ bao gồm chi tiết về lý thuyết và bài tập minh họa liên quan đến bài học. Cùng theo dõi ngay nhé!
I. Lý thuyết về truyền tải điện năng đi xa
Đầu tiên cùng tìm hiểu một số kiến thức cơ bản nhé
1. Hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện
– Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
Gọi P là công suất điện cần truyền đi.
U là hiệu điện thế hai đầu đường dây truyền tải điện.
I là cường độ dòng điện trên đường dây tải điện.
R là điện trở của đường dây tải điện.
+ Công suất điện cần truyền đi: P = U.I
+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn: Php = I2.R
– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây dẫn.
2. Biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện
Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cách tốt nhất đang được áp dụng hiện nay là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Chú ý:
Có loại máy biến thế chỉ gồm một cuộn dây được gọi là máy biến thế tự ngẫu. Cuộn dây của loại máy này có nhiều đầu ra. Tùy thuộc vào nguồn điện và tải tiêu thụ nối với những đầu nào của cuộn dây mà máy có tác dụng tăng thế hoặc hạ thế. Ở hình vẽ nếu nguồn điện nối vào A, B còn tải tiêu thụ nối vào A, C thì máy có tác dụng hạ thế và ngược lại.
II. Bài tập minh họa
Bài C1 – 99 SGK Vật Lý 9:
Từ công thức (3) SGK có thể suy ra khi truyền tải một công suất điện xác định mà muốn giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây thì có thể có những cách làm nào?
Lời giải:
Giảm điện trở R của đường dây tải hoặc tăng điện áp U giữa hai đầu đường dây truyền tải.