Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Trong bài viết này các em cần hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ , chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Mời các em tìm hiểu chi tiết văn bản ” Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em”.
Phần I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
– Tác phẩm được trích trong tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu – ooc, ngày 30/9/1990.
2. Bố cục, thể loại
– Thể loại: Văn bản nhật dụng. Nghị luận chính trị – xã hội.
– Bố cục: Chia làm 4 phần chính
- Phần 1: Từ đầu đến “thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”. Những thảm họa bất hành đối với trẻ em trên toàn thế giới và Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.
- Phần 2: Tiếp theo đến “với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”. Những thách thức đối vợi sự phát triển của trẻ em.
- Phần 3: Tiếp theo đến “tái phân bổ các nguồn tài nguyên đó”. Cơ hội và những thuận lợi để đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.
- Phần 4: còn lại. Những đề xuất, nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng nhằm đảm bải cho trẻ em đều được bả vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện.
Phần II – Đọc hiểu văn bản
1. Những hiểm họa cho trẻ em trên toàn thế giới
– Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi: khi tham gia Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.
– Hiểm họa chung đối với trẻ em trên thế giới:
- Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc,..
- Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài.
- Mỗi ngày có đến 40000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật.
– Mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị là:
- Khẳng định trẻ em có quyền được sống, được bảo, được vui, học tập. Phát triển toàn diện trong hòa bình, hạnh phúc.
- Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ.
- Được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận kiến thức.
=> Đặt vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng.
2. Cơ hội và thách thức cho sự phát triển của trẻ em
– Cơ hội cho sự phát triển:
- Liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia để cùng nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp của động đồng.
- Đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em.
- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mạt pháp lý, tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em.
- Sự hợp tác và đoàn kết của quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Cần hơn nữa sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
=> Tất cả đó là những cơ hội mang tính khả quan đảm bảo cho công ước thực hiện.
– Thách thức cho sự phát triển của trẻ em:
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc, sự chiếm đóng và thôn tính ở nước ngoài.
- Sống trong cảnh đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.
3. Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng về bảo vệ quyền lợi của trẻ em
– Trách nhiệm hàng đầu: Quan tâm đến đời sống vật chất cho trẻ, tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
– Quan tâm hơn đến trẻ em bị tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
– Tăng cường hơn vai trò của phụ nữ nói chung và phải bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
– Xây dựng một môi trường sống tốt đẹp, lành mạnh. Đảm bảo cho các em đều được đi học, không có một em nào mù chữ.
– Củng cố gia đình, xây dựng nhà trường xã hội khuyến khích trẻ em tham gia sinh hoạt văn hóa.
=> Lời văn mang tính khẳng định, dứt khoát, mạch lạc, rõ ràng. Có nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Phần III – Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 ( trang 35 sgk ngữ văn 9)
Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lý, chặt chẽ của bố cục này.
Gợi ý:
– Văn bản trên gồm 4 phần.
- Phần 1. Từ đầu đến “thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”: Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.
- Phần 2. Tiếp theo đến “với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”: Thách thức cho sự phát triển của trẻ em.
- Phần 3. Tiếp theo đến “tái phân bổ các nguồn tài nguyên đó”: Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4. Còn lại: Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
– Sự chặt chẽ, hợp lý ở chỗ: Đầu tiên văn bản đã đưa ra cơ sở của lời tuyên bố, chứng minh qua hai mặt thách thức và cơ hội, cuối cùng là kết luận lại bằng nhiệm vụ.
Câu 2 ( trang 35 sgk ngữ văn 9)
Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?
Gợi ý:
– Thực tế cuộc sống của trẻ em:
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc, sự chiếm đóng và thôn tính ở nước ngoài.
- Sống trong cảnh đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.
- 40000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật trong một ngày.
– Nhận thức, thái độ của em: Xót xa, đau lòng và cảm thông trước thực tế cũng sống của trẻ em trên thế giới.
Câu 3 ( trang 35 sgk ngữ văn 9)
Qua phần “Cơ hội”, em thấy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện gì thuận lợi?
Gợi ý:
– Đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em.
– Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mạt pháp lý, tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em.
– Sự hợp tác và đoàn kết của quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Cần hơn nữa sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
Câu 4 ( trang 35 sgk ngữ văn 9)
Ở phần “Nhiệm vụ”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung này?
Gợi ý:
– Các nhiệm vụ được đặt ra cụ thể, thực tế và không quá xa vời. Từ nhiệm vụ hàng đầu cho đến nhiệm vụ quan trọng nhất đều đúng đắn và hợp lý với thực tế.
– Các nhiệm vụ đặt ra được bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội) đến mọi giới tính (nam, nữ) và mọi cấp độ (gia đình, quốc gia, nhân loại).
Câu 5 ( trang 35 sgk ngữ văn 9)
Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
– Bảo vệ quyền lợi, chăm sóc cho trẻ em chính là nhiệm hàng đầu của từng quốc gia và của toàn thế giới.
– Vấn đề này đã thực sự dành được sự quan tâm chú ý với bản Tuyên bố trên.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức về văn bản ” Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” mà các em cần nắm bắt. Hãy nắm chắc lý thuyết và công thức cơ bạn trước khi làm bài tập để đạt hiệu quả cao. Chúc các em áp dụng hiệu quả và học tập tốt trong môn ngữ văn lớp 9!