Top 20+ phương pháp phòng cháy chữa cháy trong trường cấp 3

21/09/2023 - admin

Trường học là nơi tập trung đông người, đặc biệt các trường học đào tạo mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, các em học sinh nhỏ rất dễ bị hoảng loạn nếu như có đám cháy xảy ra. Do vậy các phương pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học là vô cùng quan trọng mà tất cả mọi người cần nên biết. Bài viết dưới đây, trường cấp 3 Lê Hồng Phong sẽ chia sẻ đến các em học sinh và cán bộ trong trường nói riêng cùng bạn đọc nói chung về các phương pháp phòng cháy chữa cháy, xem ngay nhé!

phương pháp phòng cháy chữa cháy trong trường cấp 3

Thực trạng về phòng cháy chữa cháy trong trường học tại Hà Nội

Theo Phòng Cảnh sát phòng cháy, cách phòng cháy chữa cháy trong trường học phải được chú trọng. Hiện nay, rất nhiều các trường học, cơ sở giáo dục, việc chấp hành các quy định phòng cháy, chữa cháy chưa thực sự được nghiêm túc. Đặc biệt, vẫn còn tồn tại rất nhiều trường không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn hoạt động, nhất là trên các đường có mật độ dân cư và giao thông đông đúc.

Ngoài ra, khi kiểm tra cách phòng cháy chữa cháy tại một cơ sở mầm non tư thục tại quận Thanh Xuân, đoàn kiểm tra đánh giá, đơn vị này chưa được trang bị đầy đủ về phương tiện cũng như chưa thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy hiện có. Bên cạnh đó, việc bố trí lớp học tại các tầng 4, 5, 6 không bảo đảm an toàn theo quy định…

Ngoài ra, khi kiểm tra cách phòng cháy chữa cháy tại một cơ sở mầm non tư thục tại quận Thanh Xuân, đoàn kiểm tra đánh giá, đơn vị này chưa được trang bị đầy đủ về phương tiện cũng như chưa thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy hiện có. Bên cạnh đó, việc bố trí lớp học tại các tầng 4, 5, 6 không bảo đảm an toàn theo quy định…

biện pháp phòng cháy chữa cháy

Nói về nguyên nhân gây ra cháy nổ, nguy cơ cháy nổ tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đến từ các bếp ăn tập thể tại trường. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có hơn 50% số trường học hiện nay có bếp ăn bán trú. Đây chính là nguồn có thể xảy ra cháy nổ cao nếu như người vận hành không am hiểu, thiếu kỹ năng phòng cháy, chữa cháy.

Có thể thấy việc trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như các cách phòng cháy chữa cháy ở trường học, cơ sở giáo dục cần phải được triển khai và chú trọng hơn nữa, đảm bảo an toàn cho các em nhỏ.

Các phương pháp phòng cháy chữa cháy trong trường cấp 3

Dưới đây là một số những phương pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học mà tất cả các nhàtrường cần áp dụng:

1. Đối với khu vực hội trường, phòng họp, phòng học

Hệ thống điện trong khu vực hội trường, phòng học, giảng đường phải được tính toán lắp đặt hợp lý, có các thiết bị bảo vệ. Cần lưu ý tính toán đến việc sử dụng thiết bị điện của học sinh, sinh viên như máy tính, điện thoại bởi tập hợp những phụ tải này không phải là nhỏ, có thể gây hiện tượng quá tải.

Trong mỗi hội trường, phòng họp, phòng học phải có nội quy PCCC và nội quy này phải được quá triệt tới các đối tượng sử dụng.

Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Lực lượng bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại.

Trang bị các bình khí CO2, bình bột chữa cháy tại khu vực sân khấu, hội trường, giảng đường, phòng học, khu vực có các bảng phân phối điện, có hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống màng ngăn cháy.

Giả định tình huống cháy và tổ chức luyện tập, đảm bảo các em nhỏ không bị hoảng loạn khi có cháy xảy ra.

Xây dựng hệ thống nội quy chuyên biệt cho hội trường, phòng họp, phòng học.

2. Đối với phòng thí nghiệm, thực nghiệm

Tại các phòng thì nghiệm phải có các quy trình thí nghiệm, trong quy trình nêu rõ những công đoạn thí nghiệm có nguy hiểm cháy, nổ.

Các thiết bị thí nghiệm, các loại hóa chất phải được kê lên giá, kệ. Trên mỗi thiết bị đựng hóa chất phải có các ký hiệu cụ thể, trong đó có các ký hiệu quy định tính nguy hiểm cháy, nổ.

Hệ thống điện chiếu sáng và sử dụng làm thí nghiệm, thực nghiệm phải an toàn phải được tính toán, có thiết bị bảo vệ trên mỗi hệ thống.

Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy phù hợp cho từng bộ thí nghiệm, thực nghiệm.

Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho các phòng thí nghiệm, thực nghiệm.

Cán bộ hướng dẫn thí nghiệm, cán bộ trông coi phòng thí nghiệm phải có kiến thức về PCCC; nắm, hiểu rõ quy trình về PCCC. Sinh viên trước khi làm thí nghiệm phải được phổ biến về quy định an toàn PCCC.

Tại mỗi phòng thí nghiệm, thực nghiệm phải có nội quy quy định PCCC

3. Đối với phòng máy vi tính

Tại các phòng máy tính phải có nội quy quy định việc sử dụng máy tính trong học tập, nghiên cứu.

Có chế độ kiểm tra định kỳ phát hiện những khuyết tật có thể dẫn đến sự cố phát sinh nguồn nhiệt gây cháy của hệ thống thiết bị máy tính và hệ thống thiết bị điện.

Khi lắp đặt thêm các thiết bị điện như máy tính, điều hòa, máy hút ẩm… phải tính toán đến khả năng chịu tải của dây

Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho phòng máy tính.

Cán bộ quản lý phòng máy tính phải có kiến thức về PCCC; nắm, hiểu rõ quy trình về PCCC. Học sinh trước khi sử dụng phải được phổ biến về quy định an toàn PCCC.

Tại mỗi phòng máy tính phải có quy định an toàn PCCC.

4. Đối với thư viện

Đối với thư viện, hiện có nhiều văn bản quy định về phương pháp phòng cháy chữa cháy, trong đó có một số nội dung cụ thể như sau:

trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy

Tài liệu trong thư viện phải được sắp xếp lên giá, kệ. Các giá sách phải sắp xếp cách xa các bóng điện ít nhất là 0,6m.

Nghiêm cấm việc đun nấu, thắp hương thờ cúng, hút thuốc hoặc sử dụng ngọn lửa trần trong thư viện.

Hệ thống điện trong thư viện phải an toàn. Hệ thống điện của phòng đọc phải được tính toán đến các thiết bị phụ tải như máy tính, máy chiếu…

Trong thư viện cần lắp đặt hệ thống báo cháy tự động.

Trang bị các bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy vách tường trong thư viện, đặc biệt trang bị hệ thống chữa cháy tự động chất chữa cháy khí cho khu vực kho tài liệu.

Phải có nội quy PCCC. Nội quy này phải được phổ biến cụ thể đến cán bộ trông coi quản lý thư viện cũng như người đọc trong thư viện.

5. Đối với khu vực bếp ăn

Tại các bếp ăn, căng tin phải có các nội quy, quy định về các phương pháp phòng cháy chữa cháy, quy trình vận hành đường ống khí dầu mỏ hóa lỏng.

Khu vực để bình chứa khi dầu mỏ hóa lỏng phải thông thoáng, cao hơn khu vực xung quanh, có tường bảo vệ. Thường xuyên kiểm tra khả năng chịu áp, hệ thống van khóa của đường ống cấp khí.

Hệ thống điện chiếu sáng và sử dụng đun nấu phải được tính toán, có thiết bị bảo vệ trên mỗi hệ thống.

Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy phù hợp cho từng khu vực trong bếp ăn, căng tin.

Người làm việc ở khu vực bếp ăn phải có kiến thức PCCC, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC.

Tại mỗi bếp ăn, căng tin phải có quy định an toàn PCCC.

6. Đối với khu vực ga ra xe

Lực lượng bảo vệ phải thường xuyên canh gác, giám sát các xe trong khu vực ga ra. Kiểm tra tình trạng chủ xe quên chìa khóa trên xe. Chủ động xử lý tình huống phát sinh cháy nổ trong ga ra xe.

Hệ thống điện phải an toàn phải được tính toán, có thiết bị bảo vệ trên mỗi hệ thống.

Cần trang bị các loại bình bột chữa cháy trong ga ra xe, treo ở vị trí dễ thấy, dễ lấy.

Kẻ vạch, phân ô xe trong ga ra đảm bảo lối đi lại thuận lợi.

Khi cho xe vào ga ra, bảo vệ cần quan sát, đánh giá nguy hiểm cháy của từng xe.

Tại mỗi ga ra xe phải có quy định an toàn PCCC.

7. Các khu vực khác

Ngoài các khu vực cơ bản trên trong các trường còn có khu vực làm việc của cán bộ, giáo viên, khu vực lao động sản xuất thực nghiệm và câu lạc bộ văn hoá sinh viên… Ở các khu vực này cũng có những nguy hiểm về cháy cần có những biện pháp PCCC phù hợp cho từng khu vực.

Lực lượng nòng cốt tổ chức thực hiện công tác PCCC trong các trường là lực lượng bảo vệ của trường và trưởng các cụm bộ phận. Lực lượng bảo vệ làm tham mưu, giúp ban lãnh đạo nhà trường thực hiện công tác PCCC trong toàn trường, cụ thể là:

Căn cứ vào các quy định chung về PCCC của Nhà nước, địa phương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng, xây dựng kế hoạch, phương án PCCC chung cho toàn trường.

Hướng dẫn cho các đơn vị trong trường, các phòng, khoa, bộ môn xây dựng các quy định PCCC cụ thể, áp dụng cho bộ phận công tác của mình.

Tổ chức huấn luyện lực lượng PCCC nghĩa vụ ở từng khoá, từng khoa, từng bộ môn, phòng.

Đề xuất mua sắm trang bị các phương tiện, dụng cụ PCCC cần thiết để trang bị có các khu vực trong trường.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn PCCC của cán bộ giáo viên, công nhân viên và sinh viên trong toàn trường. Có kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm.

Lập các phương án PCCC tại chỗ, tổ chức, tập luyện sẵn sàng chữa cháy. Khi có cháy phải nhanh chóng phát lệnh báo động, huy động lực lượng PCCC phục vụ dập lửa, báo ngay cho đội chữa cháy chuyên nghiệp đến chi viện, triển khai việc bảo vệ khu vực cháy và bảo vệ toàn trường.

Lực lượng bảo vệ các trường cần được tập huấn về nghiệp vụ PCCC thường xuyên, có sự phối hợp công tác chặt chẽ với lực lượng PCCC chuyên nghiệp và có sự chỉ đạo của ban lãnh đạo trường.

Khi có cháy xảy ra phải chủ đông thực hiện nhiệm vụ chữa cháy. Triển khai toàn bộ lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có để chủ động khống chế dập tắt đám cháy.

Lời kết

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các trường học và hệ thống cơ sở giáo dục sẽ chú trọng hơn nữa về công tác và phương pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học, đảm bảo an toàn cho các em học sinh. Hiện nay trường cấp 3 Lê Hồng Phong đã thực hiện đúng và đủ công tác phòng cháy chữa cháy theo đúng yêu cầu của nhà nước. Tuy nhiên các bạn học sinh và cán bộ công nhân viên trong trường cũng nên hết sức cẩn thận để tránh gây ra hỏa hoạn nhé!

3/5 - (2 bình chọn)
CLOSE
CLOSE