8+ Mẹo Làm Trắc Nghiệm Bài Thi Tiếng Anh Dành Cho Học Sinh THCS, THPT
Trắc nghiệm là một hình thức kiểm tra phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết được mẹo làm trắc nghiệm tiếng Anh hiệu quả và chính xác. Chắc chắn trong các đề thi Anh văn theo hình thức này sẽ có những câu bạn không biết đáp án hoặc không kịp suy nghĩ đáp án. Cùng trường THPT Lê Hồng Phong tìm hiểu mẹo làm trắc nghiệm bài thi tiếng Anh cho học sinh THCS, THPT nhé!
Trắc nghiệm môn tiếng Anh tưởng chừng như dễ dàng, tuy nhiên lại đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối. Điều này đã khiến các sĩ tử gặp khó khăn khi thực hiện bài thi vì chỉ một sai sót nhỏ cũng dẫn đến sai cả bài thi. Do đó bạn cần tích lũy các bí quyết về cách đánh trắc nghiệm tiếng Anh sao cho đạt hiệu quả tối ưu.
1. Mẹo khoanh trắc nghiệm tiếng Anh thi vào 10 phần phát âm – ngữ âm
Để làm tốt phần khoanh trắc nghiệm tiếng Anh về phát âm – ngữ âm, bạn có thể sử dụng các mẹo sau đây:
- Học các quy tắc phát âm chung: Tiếng Anh có nhiều quy tắc phát âm chung và nếu bạn nắm vững chúng, sẽ giúp bạn dễ dàng phát âm đúng các từ mới. Ví dụ: phát âm “ed” ở cuối từ, phát âm các âm tiết “th”, “ch”, “sh”…
- Luyện nghe nhiều: Thường xuyên luyện nghe các đoạn hội thoại, phát âm từ, câu để rèn luyện tai và cải thiện khả năng phát âm.
- Đọc to, rõ ràng: Khi đọc bài thi, hãy đọc to, rõ ràng từng âm tiết để tránh nhầm lẫn và dễ dàng phát âm đúng.
- Chú ý đến stress: Trọng âm (Stress) là sự nhấn giọng trên âm tiết nào trong mỗi từ. Học sinh nên chú ý đến trọng âm để phát âm chính xác các từ.
- Sử dụng từ điển phát âm: Sử dụng các từ điển phát âm trực tuyến để kiểm tra cách phát âm của từ mới và cải thiện khả năng phát âm của bạn.
2. Mẹo khoanh trắc nghiệm tiếng Anh lớp 9 phần tìm từ đồng nghĩa/ trái nghĩa
Để giải quyết các câu hỏi tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa trong các bài kiểm tra tiếng Anh, hãy làm theo các bước sau:
- Đọc kỹ câu hỏi để hiểu ý nghĩa của từ cần tìm đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
- Tìm các từ trong câu hỏi liên quan đến từ cần tìm đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Đây là các từ gợi ý cho bạn định hướng tìm kiếm các từ tương tự hoặc trái nghĩa.
- Tìm trong các đáp án từ có ý nghĩa tương tự hoặc trái nghĩa với từ cần tìm. Để tìm được từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật sau:
- Tìm các từ có cùng, tương tự hoặc trái với ý nghĩa với từ cần tìm.
- Sử dụng kiến thức từ vựng của mình để suy luận từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
- Chọn đáp án mà bạn cho là đúng.
Lưu ý: Trong các câu hỏi tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa, đáp án có thể không phải là từ hoàn toàn đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần tìm. Bạn cần đọc kỹ câu hỏi và đáp án trước khi quyết định chọn đáp án.
3. Mẹo làm trắc nghiệm tiếng Anh dạng bài đọc hiểu
Đọc hiểu là một trong những dạng bài thi tiếng Anh nhiều học sinh “ám ảnh”. Tuy nhiên nếu giữ tâm lý này thì bạn không thể đạt hiệu quả điểm cao. Theo đó, bạn thi trắc nghiệm dạng bài đọc hiểu này thì cần chú ý bí quyết làm trắc nghiệm tiếng Anh như sau:
– Không nên dịch từng từ, câu trong bài sẽ gây tốn thời gian. Đây là hình thức thi sai lầm nên bạn hãy cẩn thận khi áp dụng.
– Sĩ tử chỉ nên đọc lướt để nắm bắt chủ đề, mục tiêu chính của bài đang hướng đến. Nếu có từ vựng, cấu trúc khó hiểu thì cũng không nên bị phân tâm dẫn đến tốn thời gian.
– Đọc câu hỏi trước xem mục tiêu trả lời là gì, sau đó quay lên tìm đoạn văn chứa thông tin. Mẹo cần ghi nhớ đó là thường các câu hỏi sắp xếp theo trình tự đoạn văn từ trên xuống.
– Với những câu hỏi gây khó khăn, bạn có thể sử dụng phương pháp loại trừ. Hoặc không có thể để lại và dành đến cuối buổi bổ sung.
Việc học Bí quyết làm trắc nghiệm tiếng Anh dạng bài đọc hiểu giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và hiểu thêm về ngữ pháp. Khi đọc các đoạn văn đa dạng, bạn sẽ tiếp cận với các từ, cụm từ và cấu trúc ngữ pháp mới. Điều này làm cho việc học từ vựng và ngữ pháp trở nên thú vị và gắn kết hơn, từ đó nâng cao khả năng học tiếng Anh giao tiếp thực hành.
4. Mẹo làm trắc nghiệm tiếng Anh dạng bài tìm lỗi sai
Ở dạng bài thi tìm lỗi sai thường dùng để kiểm tra độ nhận diện công thức, cấu trúc. Vậy bí quyết làm trắc nghiệm tiếng Anh dạng này đó là chú ý về ngữ pháp, nghĩa của từ, cách chia động từ. Một số mẹo mà bạn cần áp dụng ở dạng này là:
– Đối với nghĩa của từ, sĩ tử cần dịch cả câu về xem mục tiêu nói về điều gì. Như vậy có thể tìm ra được từ nào sai nghĩa so với nội dung câu.
– Đối với tìm lỗi sai thì, bạn nên xác định câu đó ở dạng thì nào. Từ loại thì sẽ có cách chia khác nhau, dựa vào đây để phân định cho đúng từ sai.
– Đối với cách chia từ thường gặp nhất là giới từ chỉ thời gian. Theo đó, loại từ đi kèm chỉ có động từ hoặc cụm động từ mà thôi.
– Tỉnh táo xác định nội dung câu từ đã bị đảo ngữ, từ đó tìm ra lỗi sai ở dạng câu này. Trong trường hợp không biết được nội dung, hãy chọn từ vựng lạ lẫm, chưa thấy bao giờ.
5. Mẹo khoanh trắc nghiệm tiếng Anh thi vào 10 phần chức năng giao tiếp
Đây là một số mẹo khi làm các câu hỏi trắc nghiệm phần chức năng giao tiếp trong tiếng Anh:
- Đọc câu hỏi kỹ: Đọc câu hỏi một cách kỹ lưỡng để hiểu được ý nghĩa của câu. Hãy xem xét những từ khóa và những chức năng giao tiếp được yêu cầu trong câu hỏi.
- Xác định ngữ cảnh: Nắm rõ ngữ cảnh của câu hỏi, đây là cách để bạn chọn từ đúng và tương ứng nhất với nghĩa cần truyền tải.
- Tập trung vào chủ đề chính: Hãy tập trung vào chủ đề chính của câu hỏi. Nếu câu hỏi là về việc đề nghị hoặc thảo luận một ý kiến, thì bạn cần chọn từ và cách diễn đạt phù hợp với tính chất đề nghị hay thảo luận đó.
- Chú ý đến ngữ pháp: Một số câu hỏi sẽ yêu cầu bạn tìm từ hoặc cách diễn đạt phù hợp với ngữ pháp. Hãy chú ý đến các mối quan hệ ngữ pháp trong câu hỏi để chọn từ đúng.
- Đọc lại câu trả lời: Sau khi chọn đáp án, hãy đọc lại câu trả lời để kiểm tra xem nó có phù hợp với câu hỏi không. Nếu cảm thấy chưa chắc chắn, hãy suy nghĩ và kiểm tra kỹ hơn trước khi quyết định khoanh trả lời.
6. Bí quyết làm trắc nghiệm tiếng Anh dạng bài điền vào chỗ trống
Đối với dạng bài thi điền từ vào chỗ trống, nhiều sĩ tử lo ngại vì không biết nên chọn câu từ đơn lẻ nào. Trên thực tế, đây là dạng bài đòi hỏi yếu tố về cấu trúc, nghĩa của từ. Do đó khi thực hiện nội dung này, bạn cần chú ý đến các bí quyết làm trắc nghiệm tiếng Anh như sau:
– Đọc qua nội dung câu để nắm được sơ lược nghĩa, không nên chú trọng đến từ vựng vội. Điều này gây mất thời gian, khiến sĩ tử không đưa ra được câu trả lời đúng đắn.
– Bạn xem xét gợi ý từ cần điền và xác định xem chúng thuộc loại từ nào, có nghĩa gì, vai trò trong câu ra sao. Đối với dạng bài này thì sĩ tử cần đọc cả câu trước, sau liền kề để hiểu được ngữ cảnh trong câu.
– Sử dụng phương pháp loại trừ nếu chưa thể tìm ra được đáp án chuẩn xác. Mặt khác, sĩ tử cũng cần chú trọng thêm yếu tố khoanh bừa để chống liệu nếu không thể biết đáp án.
7. Mẹo khoanh trắc nghiệm tiếng Anh phần viết lại câu và kết hợp câu
Một số mẹo sau để làm bài trắc nghiệm viết lại câu và kết hợp câu:
- Đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi: trước khi bắt đầu làm bài, bạn cần đọc kỹ câu hỏi và yêu cầu của nó. Như vậy, bạn sẽ hiểu rõ được nội dung của câu hỏi và biết được loại câu cần viết lại hoặc cấu trúc câu cần kết hợp.
- Chú ý đến từ loại và ngữ cảnh: khi viết lại câu hoặc kết hợp câu, bạn cần xác định chính xác từ loại của các từ trong câu gốc. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ ngữ cảnh của câu để có thể chọn câu có từ hoặc cấu trúc phù hợp nhất.
- Kiểm phương án nào sử dụng cấu trúc ngữ pháp đúng: khi làm trắc nghiệm phần viết lại câu hoặc kết hợp câu, bạn cần lựa chọn phương án sử dụng cấu trúc ngữ pháp đúng. Nếu không chắc chắn về cấu trúc ngữ pháp của câu, bạn nên ôn lại và luyện tập thêm để có thể làm tốt bài thi.
- Làm bài theo từng câu: khi làm bài trắc nghiệm viết lại câu và kết hợp câu, bạn nên làm bài theo từng câu một để tránh nhầm lẫn và đảm bảo tính chính xác. Nếu có thời gian còn lại, bạn có thể quay lại những câu chưa làm để kiểm tra lại.
- Đọc lại câu trả lời: sau khi hoàn thành bài thi, bạn cần đọc lại câu trả lời để kiểm tra lại, tránh nhầm lẫn.
7.1. Các bước làm trắc nghiệm dạng bài viết lại câu
- Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và loại nhanh chóng ít nhất 1 đáp án sai một cách hiển nhiên.
- Bước 2: So sánh các đáp án còn lại để tìm ra điểm khác nhau, và loại bỏ tiếp 2 đáp án sai.
- Bước 3: Chọn đáp án đúng.
7.2. Các bước làm trắc nghiệm dạng kết hợp câu
- Bước 1: Đọc câu hỏi kỹ và xác định các phần trong câu cần kết hợp.
- Bước 2: So sánh và đối chiếu các đáp án để tìm ra câu trả lời đúng.
- Bước 3: Chọn đáp án đúng.
8. Mẹo làm trắc nghiệm tiếng Anh dạng bài trọng âm
Dạng bài thi trọng âm là hình thức mà sĩ tử sẽ đưa ra lựa chọn phần nhấn âm của từ vựng đó. Đây là dạng bài thường hay xuất hiện trong đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh. Tuy nhiên cũng trở thành thách thức lớn của nhiều sĩ tử đối với việc lựa chọn đáp án. Vậy một số cách đánh trắc nghiệm Anh văn mà bạn nên áp dụng đó là:
– Thông thường động từ có 2 âm tiết sẽ đánh trọng âm vào âm tiết thứ 2. Tuy nhiên loại trừ các từ answer, enter, happen, offer, visit, open đánh trọng âm vào âm đầu.
– Những danh từ có 2 âm tiết thì cách đánh trắc nghiệm Anh văn là trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đầu tiên.
– Từ gồm 2 âm tiết và bắt đầu bằng chữ A thì cách đánh trắc nghiệm tiếng Anh trọng âm thường là thứ 2. Chẳng hạn như apple, about, again, ago,…
– Động từ gồm 3 âm tiết, phần cuối là âm ngắn, kết thúc 1 phụ âm thì chọn âm tiết thứ 2.
– Động từ có 3 âm tiết, âm tiết cuối là nguyên âm đôi, kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên thì đánh trọng âm 1.
9. Kinh nghiệm thi trắc nghiệm tiếng Anh đạt kết quả tốt
Bên cạnh việc áp dụng mẹo, sĩ tử còn cần chú trọng đến các yếu tố khác khi thi tiếng Anh. Đó là thời gian, đề bài, cách làm,…bởi ảnh hưởng mật thiết đối với kết quả của bạn. Vậy những bí quyết làm trắc nghiệm tiếng Anh đó dựa trên kinh nghiệm sau:
9.1. Quản lý thời gian
Thời gian khi làm bài trắc nghiệm cực kỳ quan trọng, chúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của người thi. Vậy nên kinh nghiệm đầu tiên cũng là cách đánh trắc nghiệm tiếng Anh hiệu quả là biết quản lý thời gian. Tùy vào thời lượng kỳ thi mà sĩ tử đưa ra cách quản lý đúng đắn nhất.
Cụ thể, điều bạn cần áp dụng trong cách quản lý thời gian là sắp xếp trình tự làm câu hỏi. Một quy tắc đơn giản đó là câu dễ làm trước, câu khó làm sau cùng. Bởi nếu dành quá nhiều thời gian cho câu khó, bạn sẽ bỏ lỡ điểm của những câu vốn dĩ có thể trả lời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian để xem xét, suy nghĩ chứ không nên vội vàng trước câu hỏi nào.
9.2. Đọc kỹ đề khi làm bài
Bí quyết làm trắc nghiệm tiếng Anh tiếp theo mà sĩ tử cần áp dụng khi làm bài thi chính là đọc kỹ đề bài. Mặc dù giáo viên trên trường luôn nhắc nhở học sinh luôn nắm lòng đề bài trước khi lựa chọn. Song, có rất nhiều sĩ tử chia sẻ họ luôn bị sai đề, dẫn đến kết quả không như ý muốn. Vậy điều mà bạn cần chú ý và cũng là cách đánh trắc nghiệm Anh văn chính là đọc kỹ đề rồi mới làm bài.
Theo đó, vừa đọc đề, bạn cũng cần phân định xem đây là dạng câu hỏi nào. Chúng nghiêng về từ vựng, nghĩa của câu hay cách chia thì. Khi đã nắm bắt được thông tin liên quan, sĩ tử mới dễ dàng đưa ra lựa chọn chuẩn xác cho bài thi.
Còn nếu bạn không hiểu cách phân loại câu hỏi, vậy thì hãy xem xét đáp án. Nếu đáp án giống nhau, chỉ khác một số từ thêm thì đó là phân loại thì. Trường hợp đáp án hoàn toàn khác nhau thì thường là nghĩa của câu.
9.3. Kiểm tra kết quả kỹ càng
Theo nhiều đánh giá, khảo sát thì có đến hơn 40% học sinh bị điểm xấu môn tiếng Anh do không kiểm tra kết quả. Điều này xuất phát từ nguyên nhân như bản thân chủ quan, nghĩ rằng mình đã chọn đúng, không kịp thời gian dò xét lại,… Tuy nhiên dù nguyên nhân là gì thì cũng dẫn đến hệ lụy về kết quả bài thi và tâm lý học sinh.
Do đó để tránh vấn đề trên xảy ra, bạn cần tích lũy kinh nghiệm: luôn kiểm tra kết quả trước khi nộp bài. Điều này giúp bạn rà soát lại lựa chọn, thay đổi những câu sai gây ảnh hưởng đến điểm số. Đồng thời việc kiểm tra kết quả còn giúp bạn cải thiện tình huống bỏ sót câu hỏi nào đó. Vậy nên đừng để bỏ lỡ điểm số bằng sai lầm không đáng có mà hãy kiểm tra kết quả thật kỹ lưỡng. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến các trung tâm ngoại ngữ hoặc các lớp học tiếng Anh online nhằm nắm vững căn bản kiến thức ngoại ngữ.
Trên đây là những mẹo làm trắc nghiệm tiếng Anh trường THPT Lê Hồng Phong đã giúp bạn tổng hợp. Áp dụng những bí quyết trên để ôn và làm bài thi bạn sẽ đạt kết quả tốt. Chúc các sĩ tử may mắn!