10+ Dấu Hiệu Trầm Cảm Của Trẻ Ở Lứa Tuổi THCS Bố Mẹ Nên Biết
Trầm cảm ở trẻ em là một triệu chứng của rối loạn tâm trạng. Nó gây ra cho trẻ cảm giác buồn bã, mất hứng thú dai dẳng. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách trẻ cảm nhận, suy nghĩ và cư xử. Nó có thể dẫn đến những vấn đề cả về thể chất và tinh thần. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Và lứa tuổi THCS là giai đoạn trẻ cũng rất dễ mắc bệnh trầm cảm. Cùng trường THPT Lê Hồng Phong tìm hiểu 10+ dấu hiệu trầm cảm của trẻ ở lứa tuổi THCS bố mẹ nên biết nhé!
1. Trầm cảm là gì?
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ – APA, trầm cảm (depression) là một dạng rối loạn tâm trạng phổ biến, người mắc thường có tâm trạng buồn bã, trầm uất, có hoặc không kèm theo triệu chứng khóc.
Chưa kể, người mắc phải rối loạn này sẽ cảm thấy mất động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động mang lại niềm vui cho họ trước đây. Tình trạng này kéo dài sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng đến thể chất, công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ xung quanh, thậm chí còn khiến cho nạn nhân có ý định tử tự.
2. Nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu trầm cảm của trẻ ở lứa tuổi THCS
Giống như trầm cảm ở người lớn, trầm cảm ở trẻ em có thể do sự kết hợp của các yếu tố liên quan đến sức khỏe về thể chất. Các sự kiện xuất hiện trong cuộc sống, tiền sử gia đình, môi trường, gen nhạy cảm và rối loạn sinh học cũng ảnh hưởng đến trẻ em. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trầm cảm trẻ em là: áp lực của trường lớp và hoàn cảnh gia đình.
2.1. Bạo lực học đường
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Nhiều em rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ và trầm cảm vì bị bắt nạt khi đến trường. Ngoài ra, việc các bậc phụ huynh chủ quan, không để ý đến con em mình, cũng sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
2.2. Áp lực học đường
Trẻ chịu nhiều áp lực học đường bị bố mẹ đặt quá cao và chịu ảnh hưởng từ trường học sẽ khiến trẻ dễ bị trầm cảm. Thông thường, các bậc cha mẹ luôn muốn con mình học tốt. Vì vậy, họ dành toàn bộ thời gian của con mình cho việc học. Điều này khiến trẻ gặp rất nhiều áp lực. Đồng thời trẻ sẽ tự ti, xấu hổ và sợ mình không đạt được mục tiêu đề ra.
2.3. Ảnh hưởng đến từ hạnh phúc gia đình
Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tâm lý của trẻ nhỏ. Bệnh trầm cảm ở trẻ có thể xuất phát từ gia đình không hạnh phúc. Cha mẹ thường xuyên cãi vã, khiến trẻ bị tổn thương nhiều về tâm lý.
2.4. Bị áp đặt
Khi trẻ không được tự do phát triển, chịu nhiều áp lực từ cha mẹ về học tập, vui chơi và bạn bè, cũng ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ. Khi tình trạng này kéo dài, sẽ gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của bé và các mối quan hệ xung quanh.
2.5. Thay đổi môi trường sống
Nếu trẻ nhỏ thường xuyên thay đổi môi trường sống, sẽ khiến trẻ khó thích nghi tốt. Từ đó nó ảnh hưởng đến tình bạn, học tập, tâm lý của trẻ.
2.6. Ảnh hưởng đến từ tâm lý
Những sang chấn nhất định, có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ như: học hành sa sút, gia đình tan vỡ, bị xâm hại tình dục,… khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Trẻ không muốn hòa đồng với mọi người.
2.7. Di truyền
Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tại Hoa Kỳ, ADN cũng là một yếu tố có thể gây ra trầm cảm. Hiện nay, hơn 40% trường hợp trầm cảm ở lứa tuổi trẻ em xuất phát từ ADN, chủ yếu ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.
3. Dấu hiệu trầm cảm của trẻ ở lứa tuổi THCS
Có rất nhiều dấu hiệu trầm cảm của trẻ ở lứa tuổi THCS, trong số đó, biểu hiện không tập trung, dễ nóng nảy rất phổ biến. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có những dấu hiệu trầm cảm khác bao gồm:
– Tính khí thất thường, có xu hướng muốn tách biệt khỏi cha mẹ, suy nghĩ tự làm hại bản thân
– Chán nản, học hành sa sút, hành vi bốc đồng, bất chấp, hay phàn nàn về cơ thể
– Cảm giác tội lỗi quá mức, hay khóc mà không có lý do, cảm thấy bị hiểu lầm,
– Mất hứng thú với những thứ trẻ quan tâm trước đây, lo lắng cha mẹ có thể chết
– Khó ngủ, thay đổi cân nặng, mệt mỏi không giải thích được
– Rối loạn trầm cảm chủ yếu
– Khó tập trung, suy nghĩ hoặc tập trung kém hay mệt mỏi và uể oải
– Tự cách ly bản thân với xã hội
– Hay la hét, khóc lóc dễ khó chịu và tức giận
– Buồn bã và tuyệt vọng
– Có xu hướng chống đối
– Hay có những ý nghĩ về chết chóc hoặc tự tử
– Thay đổi khẩu vị (thèm ăn hoặc chán ăn)
– Bị đau về thể chất như đau bụng, đau đầu…
– Giấc ngủ thất thường (ngủ nhiều quá hoặc ít quá)
– Không hào hứng khi tham gia các sự kiện hay hoạt động với người thân, bạn bè hoặc thực hiện các sở thích khác
4. Cách phòng chống trầm cảm cho trẻ em lứa tuổi THCS
Trầm cảm là căn bệnh rất nguy hiểm, trẻ em mắc phải bệnh trầm cảm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Ông bà ngày xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” sau đây FPT AfterSchool sẽ gợi ý cho phụ huynh 6 cách để có thể phòng chống bệnh trầm cảm cho trẻ em lứa tuổi THCS:
4.1. Dành thời gian cho con
Theo bác sĩ Cường, do cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ dành cả ngày để làm việc nên khi về đến nhà thường có cảm giác mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, thời gian dành cho trẻ ngày càng ít. Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần được sự quan tâm để không có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi. Bởi vậy, phụ huynh nên cố gắng sắp xếp thời gian ở bên con như đưa đón trẻ đi học, đưa con đi ăn, đưa đi chơi,….
4.2. Tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ
Phụ huynh đừng lấy mơ ước của mình thành mơ ước của con, tạo những áp lực nên trẻ quá nhiều. Thay vào đó, hãy tâm sự để thấu hiểu con hơn, trò chuyện với trẻ, lắng nghe những gì trẻ muốn, sau đó tìm hướng giải quyết. Phụ huynh có thể tìm đọc những cuốn sách nói về suy nghĩ, tâm sinh lý của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để dễ dàng trò chuyện và thấu hiểu con hơn.
4.3. Khuyến khích con phát biểu, nói ra ý kiến của mình
Những liều thuốc về tinh thần luôn mang lại kết quả không ngờ. Bởi vậy, hãy khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình dù đúng sai. Nếu bé nói sai, không nên quát tháo vì có thể khiến khiến con không dám bày tỏ ý kiến trong những lần sau. “Khuyến khích trẻ cũng là một cách giúp tăng tình cảm gắn kết của cha mẹ và con cái. Nhưng cũng nên lưu ý, không nên khen trẻ quá nhiều có thể khiến bé tự phụ, kiêu căng”, theo Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường.
4.4. Thưởng phạt công bằng, kỷ luật đúng
Phụ huynh nên thưởng phạt công bằng để trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu gia đình có từ 2 con trở lên, trẻ có thể xuất hiện tâm lý so sánh. Vì vậy, hãy đối xử công bằng với các con, làm đúng có thưởng, làm sai bị phạt, cố gắng không làm trẻ có cảm giác cha mẹ thiên vị anh, chị, em hơn, dẫn tới tâm lý tổn thương.
4.5. Đặt mình vào vị trí của trẻ, không quát mắng, dọa nạt
Theo bác sĩ Cường, phụ huynh cần từ bỏ thói quen quát mắng, dọa nạt trẻ. “Người lớn luôn có lý do khi làm việc gì đó, trẻ em cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ để xem trẻ muốn gì, vì sao làm vậy. Từ đó, hiểu và cảm thông hơn cho con. Suy nghĩ về một việc ở góc độ của trẻ con và người lớn rất khác nhau, bởi vậy từng vội áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên con trẻ. Hãy thử nghĩ theo cách nghĩ của con”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.
4.6. Xây dựng thói quen tốt cho con
Để bé có tinh thần khỏe mạnh, phụ huynh có thể hướng trẻ tới một số thói quen tốt. Cụ thể, khuyến khích con chơi thể thao. Việc tham gia hoạt động thể chất cùng bạn bè sẽ giúp bé hòa đồng hơn, cân bằng sau giờ học tập căng thẳng. Bên cạnh đó, cho con học một số môn nghệ thuật nếu bé hứng thú sẽ giúp phát triển trí thông minh và giảm áp lực với các môn logic trên trường lớp. Phụ huynh cũng nên cho con có thời gian giải trí và thư giãn sau khi học tập căng thẳng; khuyến khích con tự tin vào bản thân, không nên tuyệt vọng.
5. Lời kết
Trẻ em ở lứa tuổi THCS rất nhạy cảm vì thế gia đình nên đặc biệt quan tâm chú ý đến sức khỏe con mình. Phụ huynh cần theo dõi sự phát triển về mặt tâm, sinh, lý của con, đặc biệt nên tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái vui vẻ. Thông qua những thông tin Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp, phụ huynh cần tránh gây ra những áp lực, những chuyện xấu xảy ra với con mình để trẻ không bị mắc trầm cảm.