Con gặp áp lực khi ôn thi ba mẹ cần làm gì cho con

06/09/2023 - admin

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa thi là có sĩ tử nhập viện vì bị rối loạn tâm lý. Điều này là do áp lực học tập, lịch học kín mít, cộng với sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh đã khiến cho nhiều học sinh stress quá mức. Vậy trong những trường hợp này, bố mẹ nên làm gì để giảm áp lực cho con cái. Cùng xem bài viết dưới đây trường cấp 3 Lê Hồng Phong sẽ chia sẻ với bạn đọc một số tips mà ba mẹ nên làm khi con cái của mình gặp áp lực khi ôn thi vô cùng hiệu quả, cùng xem ngay nhé!

Con gặp áp lực khi ôn thi

Một số dấu hiệu cho thấy con bạn đang gặp phải áp lực khi ôn thi

Đối mặt với những áp lực trong các bài kiểm tra là thử thách không hề dễ dàng khi chúng ta còn trong độ tuổi đi học. Nhưng những áp lực đó không phải là không có cách để giải tỏa.

Trước tiên, hãy điểm qua những dấu hiệu của áp lực khi ôn thi:

  • Lo lắng rất nhiều
  • Cảm thấy căng thẳng
  • Bị đau đầu và đau dạ dày
  • Giấc ngủ bị gián đoạn
  • Dễ nổi cáu
  • Không muốn ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
  • Không tận hưởng những hoạt động mà bản thân từng thích
  • Bị tiêu cực và cảm xúc bị trùng xuống
  • Cảm thấy vô vọng về tương lai phía trước

Bố mẹ nên làm gì khi con gặp áp lực thi cử

Có những người cộng sự luôn sát cánh bên cạnh là một điều vô cùng tuyệt vời để vượt qua những áp lực kỳ thi. Họ chính là cha mẹ, gia sư và những người bạn học tập – những người luôn sẵn sàng san sẻ những lắng lo với các sĩ tử và giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là gia đình. Thế nên, hãy cố gắng dồn hết tâm trí vào con cái của bạn để giúp họ vượt qua các kỳ thi sắp tới một cách suôn sẻ hơn bằng những cách dưới đây.

con cái gặp áp lực trong thi cử

1. Đề cao nỗ lực hơn kết quả

Cha mẹ hãy nhớ rằng điều quan trọng không chỉ nằm ở kết quả mà còn ở việc các con đang cố gắng hết sức và phát huy được tối đa khả năng của mình.

Cùng với con bạn, hãy nghĩ về những phần thưởng cho việc ôn tập chăm chỉ trong thời gian vừa qua. Phần thưởng không cần lớn hoặc đắt tiền. Chúng có thể bao gồm những việc đơn giản như làm những món ăn con cái yêu thích hoặc cho chúng xem TV. Khi các kỳ thi kết thúc, hãy ăn mừng bằng cách tổ chức một buổi đãi ngộ cho những nỗ lực của họ.

2. Đừng tạo áp lực cho con 

Người hỗ trợ cho nhóm “Childline” từng chia sẻ rằng, rất nhiều bạn trẻ thường cảm thấy vô cùng căng thẳng khi kỳ thi ập đến và những áp lực đó bắt nguồn từ chính gia đình.

Hãy luôn lắng nghe con trẻ và đưa ra cho chúng lời khuyến khích và tránh những lời phê phán.

Trước khi họ bước vào kỳ thi, hãy vững tin và thật lạc quan để cho con cái biết được rằng thất bại không phải là điều gì quá to tát. Nếu mọi thứ không đến một cách dễ dàng, họ hoàn toàn sẽ có khả năng làm lại từ đầu.

Thực hành những vùng kiến thức họ đã nắm lòng thay vì tập trung vào những câu hỏi thật khó. Sau đó, hãy tiếp tục và tập trung vào bài kiểm tra tiếp theo, thay vì chăm chăm vào những thứ không thể thay đổi.

3. Bữa ăn cân bằng 

Bỏ bữa hoặc ăn vặt liên tục là thói quen phổ biến ở các bạn trẻ trong thời điểm ôn thi. Điều này gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Thay vào đó, cha mẹ có thể chuẩn bị các bữa ăn nhẹ phù hợp với con, để chúng được nghỉ ngơi, dù chỉ trong thời gian ngắn.

4. Lập thời gian biểu khoa học

Một thời gian biểu lý tưởng trong ngày thường được chia thành 3 phần (sáng, chiều, tối) với thời gian học tập, hoạt động và nghỉ ngơi xen kẽ. Không nên sắp xếp lịch học của con ở quá 2/3 phần trên. Hãy để thời gian cho trẻ được thư giãn và làm những công việc khác.

5. Luôn bên con

Một điều rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để giúp con giảm tải stress áp lực học tập chính là phụ huynh dành thời gian nhiều hơn cho con. Cha mẹ hãy tạm gác lại những công việc và ngồi xuống cùng con, lắng nghe những lo âu, trăn trở, những vấn đề mà con đang gặp phải.

Chỉ khi thực sự lắng nghe và hiểu con, cha mẹ mới có thể giúp con tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình. Và đôi khi một sự động viên, quan tâm đúng lúc cũng sẽ là nguồn động lực để con vượt qua những thử thách trong học tập.

6. Nhận biết nếu con gặp khó khăn

Hãy chú ý quan sát con và đừng coi nhẹ các biểu hiện tâm lý của trẻ. Nếu thấy con biểu hiện áp lực ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể chúng cần thêm sự trợ giúp. Tuỳ vào mức độ mà bạn có thể nghĩ đến việc đưa con đi tham vấn tâm lý hoặc tìm một ai khác có khả năng giúp con chia sẻ về điều đang khiến con bận tâm.

7. Thẳng thắn chia sẻ về những áp lực

Nhắc nhở con bạn rằng áp lực ôn thi là điều bình thường và nó là một phản ứng tự nhiên khi kỳ thi đến. Nếu sự lo lắng đang cản trở thay vì giúp đỡ, hãy khuyến khích con bạn làm quen với những hoạt động sẽ xuất hiện trong các kỳ thi. Điều này sẽ giúp giảm bớt những áp lực.

Tạo ra một suy nghĩ dám đối mặt với nỗi sợ hãi thay vì trốn tránh cho con trẻ. Khuyến khích họ nghĩ về những kiến thức đã sở hữu và thời gian chúng đã chăm chỉ để dành ra cho việc học để bản thân cảm thấy tự tin hơn.

8. Khuyến khích tập thể dục trong kỳ thi

Tập thể dục có thể giúp thúc đẩy năng lượng trong cơ thể chúng ta, “dọn dẹp” những mớ bòng bong trong tâm trí và giải tỏa căng thẳng. Nó không quá quan trọng là bạn phải tập với một cường độ ra sao, mà chỉ đơn giản là đi bộ, đạp xe, bơi lội, đá bóng… Tất cả đều vô cùng hiệu quả.

Những hoạt động cùng với mọi người xung quanh có thể sẽ mà một điều hữu ích với bạn.

Lời kết

Trong mỗi kỳ thi, giữ vững tâm lý cho con em mình là điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ cần làm để giúp con em mình giải tỏa được căng thẳng và mệt mỏi. Điều quan trọng nhất để giúp con giải tỏa áp lực khi ôn thi đó chính là có bố mẹ quan tâm và luôn đồng hành cùng con. Hy vọng bài viết này của trường cấp 3 Lê Hồng Phong sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

5/5 - (2 bình chọn)
CLOSE
CLOSE