14+ Cách Dạy Con Mạnh Dạn Rèn Luyện Tăng Sự Tự Tin, Lanh Lợi
Sự tự tin là chìa khóa dẫn lối cho sự thành công và làm chủ mọi tình huống trong cuộc sống. Dạy trẻ các kỹ năng và tạo môi trường rèn tính tự tin – mạnh dạn cho trẻ sẽ giúp con phát huy tối đa năng lực của bản thân. Bài viết dưới đây của trường THPT Lê Hồng Phong sẽ đưa ra một số cách dạy con mạnh dạn tăng sự tự tin, lanh lợi mà phụ huynh có thể áp dụng cho con.
Tự tin trong giao tiếp là gì
Tự tin trong giao tiếp là tin tưởng vào bản thân, tin vào những điều mình sẽ nói ra. Đồng thời, tự tin trong giao tiếp còn thể hiện ở khả năng đưa ra quyết định và hành động một cách đầy quyết đoán.
Tự tin trong giao tiếp là yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công việc và các mối quan hệ cá nhân. Nếu bạn tự tin trong giao tiếp, bạn có thể dễ dàng thể hiện bản thân, truyền đạt thông điệp của mình và đạt được kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, đối với nhiều người, tự tin trong giao tiếp có thể là một thách thức. Một số người có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi hoặc bị ám ảnh bởi việc nói chuyện với người khác. Các nguyên nhân của vấn đề này có thể bao gồm sự tự ti, sự thiếu tự tin trong kỹ năng giao tiếp hoặc các trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ.
Tầm quan trọng của sự tự tin trong giao tiếp
Hầu hết mọi người đều nói rằng với đủ tự tin, bạn có thể đạt được hầu hết mọi thứ bạn muốn. Nhưng điều mà mọi người thường không nhận ra là với thực hành và hiểu biết về cách xây dựng kỹ năng giao tiếp của bạn. Thông qua khóa học kỹ năng giao tiếp bất kỳ ai cũng có thể trở thành một người giao tiếp hiệu quả và có sự tự tin mạnh mẽ. Giao tiếp tốt là một cách để xây dựng sự tự tin của chính bạn và niềm tin của người khác vào bạn.
Với cách tự tin giao tiếp sẽ mang lại cho bạn khả năng nói một cách thoải mái mà không sợ người khác nghĩ gì về mình. Nó cũng giúp bạn giảm bớt lo lắng ở người khác. Khi bạn tự tin, bạn sẽ lắng nghe tốt hơn, bởi vì bạn có thể “hiểu hoặc đồng cảm” với những gì người khác đang nói, tạo ra một môi trường tin cậy và chân thành.
14 cách giúp trẻ tự tin vào bản thân và nâng cao khả năng giao tiếp
Sự tự tin, khả năng giao tiếp là những kỹ năng quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên, chúng không tự sinh ra mà cần quá trình học tập và rèn luyện. Vậy nên làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?
Cha mẹ nên là hình mẫu để bé noi theo
Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ. Nếu cha/mẹ thuộc tuýp người sống nội tâm, giao tiếp kém thì cũng dễ khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin
Chính vì thế, cha mẹ cần thể hiện sự tự tin, và thường xuyên giao tiếp với trẻ. Hãy hướng trẻ đến những điều tích cực từ những năm tháng đầu đời.
Chẳng hạn cha mẹ nên cùng trẻ tập thể dục thể thao, cùng trẻ đọc sách. Khi ra ngoài, hãy vui vẻ chào hỏi và bắt chuyện với mọi người trước mặt trẻ. Đây là cách giúp trẻ tự tin và tăng khả năng giao tiếp.
Khuyến khích và động viên con mỗi ngày
Cách giúp trẻ tự tin là để con biết rằng cha mẹ luôn yêu thương, luôn tin tưởng bé. Khi bé làm tốt đừng quên khen ngợi và dành tặng cho bé những lời khen xứng đáng. Hãy luôn là “fan cứng” của con.
Tuy nhiên, đừng tâng bốc rằng “con quá giỏi, con là thiên tài” vì có thể khiến trẻ tự cao, tự mãn. Thay vào đó, hãy khích lệ trẻ bằng câu “con làm rất tốt, bố mẹ tự hào về con”.
Và cũng đừng quên dạy trẻ cách tiếp nhận thất bại. Tất nhiên, trẻ nhỏ rất ghét thất bại vì sợ cha mẹ, bạn bè chọc ghẹo cũng như dễ thành thành tâm lý sợ sệt, thiếu tự tin.
Nhưng thay vì giúp bé trốn tránh thất bại, phụ huynh hãy để con đối mặt với sự thật. Quan trọng là cách giúp con vượt qua, và giúp cho trẻ tự tin trở lại.
Trò chuyện là cách giúp trẻ tự tin hơn
Trẻ con luôn thể hiện sự tò mò với thế giới xung quanh, và có nhu cầu giao tiế. Nếu ngay từ đầu cha mẹ thường xuyên tương tác với trẻ, trẻ sẽ mạnh dạn và hoạt bát hơn.
Một số phụ huynh vì quá bận rộn công việc mà thường tỏ thái độ khó chịu với con. Hành vi này khiến trẻ tổn thương, tủi thân, tạo thành tâm lý nhút nhát, ngại ngùng.
Phụ huynh nên trò chuyện, tao cơ hội cho trẻ phát huy khả năng phản biện và logic. Dù bé có đưa ra ý kiến sai cũng nên lắng nghe và phân tích cho con hiểu. Không nên ngắt lời con giữa chừng.
Tạo cơ hội cho bé thể hiện
Cha mẹ nên tạo cơ hội cho bé để có thể tự tin thể hiện khả năng giao tiếp của mình. Có thể nhờ bé giải thích một vấn đề nào đó mà bé đang làm tốt để bé có thể có không gian thể hiện tài năng. Ví dụ như nhờ bé đọc một đoạn thơ hay hát một bài hát bố mẹ đang bị quên lời. Bé có thể tự tin thể hiện trong vui vẻ, vừa tạo nên sự gắn kết giữa gia đình vừa có thể giúp bé ôn tập lại những kiến thức bé được học.
Đối với những bé đã lớn, cha mẹ có thể nhờ bé dạy em học hoặc giúp đỡ người khác làm việc gì đó. Cảm giác tự hào khi giúp đỡ được người khác sẽ giúp bé dần lấy lại sự tự tin và rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp. Bởi khi đó bé vừa cần vận dụng kiến thức vừa sử dụng khả năng ngôn từ của mình giúp người khác hiểu và làm việc thành công. Nhờ đó cũng giúp bé phát huy được điểm mạnh của mình.
Dạy con biết lắng nghe
Rèn luyện thói quen biết lắng nghe cho con cũng là điều rất cần thiết. Chỉ khi nghe hết câu chuyện, trẻ mới có thể đưa ra nhận định chính xác.
Lắng nghe cũng là một phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp mà bé cần phải học ngay từ sớm. Để làm được điều này, trước tiên chính cha mẹ cần là người biết lắng nghe con.
Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy luôn kiên trì lắng nghe hết những gì con nói, sau đó mới giải thích cho bé hiểu. Nếu thấy bé nhanh nhảu cắt lời người khác, cha mẹ cần chấn chỉnh ngay.
Hành vi nói leo, chen lời là một cách trẻ thể hiện sự tự tin, nhưng đây là thói quen không tốt. Chen lời người khác là hành vi thiếu lịch sự và thiếu tôn trọng.
Cha mẹ nên dạy cho trẻ cách lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng với người khác. Đây là tính cách rất cần thiết trong cuộc sống này.
Dạy trẻ chơi các trò chơi phù hợp
Với trẻ nhỏ, việc vừa học vừa chơi sẽ khiến các con thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. Trẻ sẽ vui vẻ thực hiện mà không sợ cảm giác bị ép buộc. Các kỹ năng của trẻ sẽ được phát triển rất tốt nếu như cha mẹ lựa chọn cho con các trò chơi phù hợp. Qua đó vừa tăng được kiến thức cho con, vừa cải thiện sự tự tin trong giao tiếp.
Ở nhà, cha mẹ có thể cùng con tham gia giải đố, chơi các trò chơi đóng vai nhân vật, thi kể chuyện hay vui vẻ ca hát cùng nhau. Các con sẽ cảm thấy vui vẻ thực hiện và dần hình thành thói quen, con sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn rất nhiều. Phụ huynh hãy áp dụng cách dạy con mạnh dạn rèn luyện sự tự tin, lanh lợi này nhé!
Cho con tham gia các hoạt động xã hội
Các hoạt động xã hội, sinh hoạt ngoại khoá là điều kiện để con tiếp xúc và hòa nhập với nhiều bạn bè mới. Bé có thể tìm thấy được những “cạ cứng” để sẻ chia tâm sự và thấu hiểu. Chính vì thế mà con dần mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn nội dung chương trình và địa điểm phù hợp với con. Đối với một số trường hợp, bạn nên đi sinh hoạt cùng con ở những lần đầu tiên để tạo cảm giác an toàn cho trẻ.
Rèn luyện sự độc lập
Cách để trẻ tự tin từ sớm là rèn luyện cho con sự độc lập trong mọi vấn đề, từ vấn đề tài chính, học tập đến việc ra quyết định. Đây là một trong những cách dạy con mạnh dạn rèn luyện sự tự tin, lanh lợi hiệu quả phụ huynh nên áp dụng.
Trước mọi vấn đề liên quan đến con, phụ huynh hãy hỏi ý kiến của trẻ. Chẳng hạn thay vì tự mua đồ cho bé, mẹ có thể hỏi “con có thích cái này không”.
Hành động này giúp trẻ hiểu rằng cha mẹ luôn tôn trọng và tin tưởng ý kiến của mình. Khi bé biết người khác tôn trọng mình thì ngược lại, con cũng tự có thói quen tôn trọng người khác.
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các công việc như vệ sinh cá nhân, gấp quần áo, tự ăn uống,… Cha mẹ hãy để trẻ tự học cách chăm sóc bản thân.
Khi trẻ hỏi ý kiến của cha mẹ, phụ huynh không nên áp đặt suy nghĩ. Hãy hỏi con thích cái nào, bố mẹ luôn ủng hộ quyết định của con.
Khuyến khích con chơi với bạn bè cùng lớp
Khi đến tuổi đi học, trẻ có thể ở trường nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, bạn nên khuyến khích con chơi với các bạn cùng lớp để bé không cảm thấy lạc lõng.
Bé giao tiếp với các bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp cải thiện được tính nhút nhát và ngại giao tiếp. Ngoài ra, các bé còn có sự tương tác về việc học tập để cùng nhau tiến bộ.
Để trẻ tự tin đưa ra ý kiến cá nhân
Một trong những cách dạy con mạnh dạn rèn luyện sự tự tin, lanh lợi là khuyến khích trẻ tự đưa ra ý kiến cá nhân. Trẻ con thường hay thích tranh luận vì vậy cha mẹ có thể đặt ra các tình huống để con có thể phát huy khả năng ăn nói của mình. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu, bởi vì kiến thức của con còn hạn chế nên có thể phát biểu sai. Cha mẹ hãy lắng nghe hết, không ngắt lời con, sau đó chỉ cho con các lỗi sai, những điểm không phù hợp để bé có thể chỉnh sửa.
Những trẻ được bày tỏ ý kiến cá nhân nhiều hơn sẽ có khả năng tư duy logic, dùng ngôn ngữ và kiến thức để có thể phản biện tốt hơn những trẻ ít được trao đổi.
Hãy tôn trọng ý kiến của con trẻ và ủng hộ bé tự tin đưa ra ý kiến cá nhân của mình từ đó giúp trẻ dần tự tin hơn.
Dám ước mơ và dám thực hiện
Cách trẻ tự tin hơn là hãy luôn khuyến khích trẻ dám ước mơ, dám thực hiện. Ước mơ là kim chỉ nam để con người cố gắng, đi đúng hướng và không ngừng tiến lên.
Tất nhiên trẻ nhỏ đôi khi có những ước mơ nghe có vẻ viển vông, chẳng hạn như: ước được làm siêu nhân, ước được bay lên cung trăng,..
Phụ huynh không nên dập tắt ước mơ, mà hãy khích lệ con cố gắng hơn để hoàn thành. Sự động viên của cha mẹ chính là cách giúp trẻ tự tin hơn tuyệt vời nhất.
Nỗ lực hết mình, thất bại là chuyện nhỏ
Mọi sự đều có tính hai mặt nên bạn cần cho con biết điểm tích cực của những lần thua cuộc. Cha mẹ nên động viên con suy nghĩ tích cực như phương châm “Thất bại ở đâu, đứng lên ở đó, không ngừng nỗ lực làm lại từ đầu”.
Thất bại chưa hẳn là xấu mà đôi khi có thể giúp con nhìn nhận lại điểm yếu và sai sót của bản thân. Từ đó, con có thể chủ động đánh giá được rủi ro và lập kế hoạch dự phòng trước khi bắt tay vào làm việc.
Nếu con cố gắng không ngừng và biết rõ điểm mạnh, yếu của bản thân thì đường đến thành công không còn xa nữa. Đây là một cách dạy con mạnh dạn rèn luyện sự tự tin, lanh lợi phụ huynh nên áp dụng với con của mình để đạt hiệu quả cao.
Luôn lấy trẻ làm trung tâm
Phương pháp giáo dục hiện đại, trong đó trẻ luôn được đặt vào trung tâm của quá trình học tập giảng dạy sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển sự tự tin của trẻ. Với phương pháp này, trẻ sẽ được tham gia tích cực trong các hoạt động học tập và được tạo điều kiện thể hiện quan điểm, ý kiến và ý tưởng của mình một cách tự tin.
Phương pháp này còn khuyến khích trẻ tìm hiểu và khám phá kiến thức một cách chủ động. Khi trẻ được tìm hiểu sâu hơn về chủ đề mình quan tâm, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề. Điều này góp phần vào cải thiện sự tự tin trong khả năng nắm bắt thông tin và giải quyết các tình huống phức tạp.
Cho con thấy những tấm gương sáng vươn lên từ nghịch cảnh
Đôi khi trẻ con hay mặc cảm về ngoại hình, trí thông minh và dần mất niềm tin ở chính mình. Một phần vì bạn bè cùng lớp tài giỏi, xinh đẹp hơn, mặt khác ba mẹ lại so sánh con với bạn học thông qua điểm số.
Thay vào đó, ba mẹ chỉ nên cho con tiếp cận các tấm gương sáng vượt khó như bạn cùng lớp hoặc người hàng xóm gần gũi. Bằng cách này, bé sẽ có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống và hiểu rõ điểm mạnh, yếu của bản thân mà phấn đấu đi lên.
Lời kết
Trên đây là các cách dạy con mạnh dạn rèn luyện sự tự tin, lanh lợi mà trường THPT Lê Hồng Phong muốn gửi tới các bậc phụ huynh. Sự phát triển của con luôn cần có cha mẹ đồng hành, hãy cùng con học tập, chia sẻ kiến thức, dạy con những điều tốt nhất mà con cần giúp con ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn.