Rối loạn học tập: Nguyên nhân, nhận biết, cách khắc phục

23/03/2024 - admin

Trong xã hội ngày nay, chứng rối loạn học tập đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại đối với nhiều học sinh và gia đình. Thực tế, một số lượng đáng kể các học sinh gặp phải các khó khăn trong quá trình học tập, từ việc khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ, đến việc hiểu và áp dụng kiến thức. Vậy nhưng khái niệm về chứng rối loạn học tập còn khá mơ hồ đối với các em học sinh, phụ huynh hay thậm chí là cả nhà trường.

Chứng rối loạn học tập

Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh mà còn có thể gây ra các vấn đề về tự tin, tinh thần và sự phát triển tự do của các em. Nhiều người khi nghe đến khái niệm rối loạn học tập sẽ đặt ra những câu hỏi như: Rối loạn học tập là gì? Nguyên nhân do đâu? Giải quyết như thế nào?,… Ngày hôm nay cùng THPT Lê Hồng Phong đi tìm kiếm câu trả lời nhé.

Rối loạn học tập là gì?

Rối loạn học tập hay còn được nhiều người gọi là chứng khó học, đây là tình trạng bệnh gây nên nhiều khó khăn đối với quá trình học tập theo nhiều phương pháp thông thường. Những người mắc phải chứng rối loạn này thường sẽ gặp nhiều cản trở, bị suy giảm về khả năng học tập, kém tiếp thu và hiểu nhanh như những người bình thường.

Rối loạn học tập khá khác với thiểu năng trí tuệ và xảy ra ở trẻ em có chức năng trí tuệ bình thường hoặc thậm chí cao. Rối loạn học tập chỉ ảnh hưởng đến một số chức năng nhất định, trong khi ở trẻ em khuyết tật trí tuệ, những khó khăn ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức một cách rộng rãi.

Các chứng rối loạn học tập thường gặp

Đôi khi, trẻ chỉ gặp khó khăn trong một vài khía cạnh của học tập, chứ không phải toàn diện, điều này có thể liên quan đến các khiếm khuyết cụ thể mà trẻ đang phải đối mặt. Ví dụ, có trẻ gặp khó khăn trong việc đọc và viết, trong khi nhóm khác lại gặp khó khăn trong các kỹ năng toán học. Dưới đây là một số chứng rối loạn học tập thường gặp ở trẻ:

  • Chứng khó viết: ở dạng này trẻ thường gặp khó khăn trong việc viết hay nhận diện các chữ cái như p, q, b, và d. Trẻ thường viết sai chữ trên giấy, viết sai kích cỡ chữ. Tuy nhiên ở dạng này trẻ vẫn có thể đọc như bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là có liên quan đến các rối loạn vận động tinh ở tay hay các tổn thương ở hệ thần kinh, các ám ảnh từ thời thơ ấu.
  • Hội chứng khó đọc: trẻ không thể đọc một cách rõ ràng, đọc vấp, nói lắp, không đọc đúng chính tả, điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và ghi nhớ. Bởi rõ ràng việc đọc bài – đọc hiểu là một kỹ năng không thể thiếu. Trẻ cũng dễ mắc đồng thời với một số các rối loạn đi kèm khác.
  • Hội chứng khó học toán: trẻ khôn hiểu các phép tính đơn giản, không biết sắp xếp thứ tự, không nhớ mặt các con số, không ghi nhớ được các khái niệm, biểu tượng hay vấn đề chung có liên quan đến toán học. Tuy nhiên trong các khía cạnh học tập khác trẻ vẫn có thể phát triển bình thường, chỉ gặp khó khăn khi liên quan đến các con số.
  • Khó học môn hình học: trẻ có thể tính toán bình thường nhưng liên quan đến các dạng hình học lại không thể học hỏi và ghi nhớ.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn học tập

Rối loạn học tập được coi là một loại rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn phát triển thần kinh là các tình trạng thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi đi học.

Nguyên nhân của rối loạn học tập

Rối loạn học tập có thể là bẩm sinh hoặc do mắc phải. Không có nguyên nhân đơn lẻ nào được xác định, nhưng thiếu sót thần kinh được cho là có liên quan đến việc có hay không các biểu hiện thần kinh khác. Thường kèm theo các ảnh hưởng về di truyền. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:

  • Mẹ mắc bệnh hoặc sử dụng thuốc độc trong thời kì mang thai
  • Các biến chứng trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh (ví dụ nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn huyết, chuyển dạ kéo dài, đẻ quá nhanh)
  • Các vấn đề về sơ sinh (ví dụ sinh non, cân nặng thấp khi sinh, bệnh vàng da nặng, ngạt chu sinh,thai già tháng, suy hô hấp)

Các yếu tố tiềm ẩn sau sinh bao gồm việc tiếp xúc với các độc tố môi trường (ví dụ như chì), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, ung thư và điều trị của ung thư, chấn thương, suy dinh dưỡng, và chế độ ăn kiêng hoặc thiếu thốn trong xã hội.

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn học tập ở trẻ

Các dấu hiệu của rối loạn học tập ở trẻ em thường rất khó nhận biết và đa dạng, và mỗi trẻ có thể hiển thị những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn mà họ đang phải đối mặt. Điều quan trọng là phụ huynh cần chú ý quan sát và dành thời gian để thực sự lắng nghe và hiểu rõ con cái của mình.

Chứng rối loạn học tập

Một vài biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn học tập sau đây

1. Trẻ gặp phải khó khăn trong việc viết và đọc

Hầu hết những trẻ bị rối loạn học tập đều bị suy giảm về khả năng đọc so với những bạn cùng lứa tuổi. Trẻ rất dễ bị nhầm lẫn giữa các mặt chữ, đọc rất chậm và rất khó trong việc lắng nghe các phát âm. Ngoài ra, sự khó khăn này còn khiến cho nhiều trẻ không thể viết tốt, dễ bị mắc phải các lỗi chính tả, ngữ pháp,…

2. Vấn đề về toán học

Một số trường hợp trẻ cũng có thể gặp sự cản trở trong việc làm toán, đếm số hoặc ghi nhớ các con số một cách chính xác. Trẻ sẽ không thể tính được những bài toán đơn giản, học bảng cửu chương hoặc nhận biết rõ về các ký hiệu có trong toán học.

3. Hay mất tập trung

Chứng rối loạn này còn có thể khiến cho trẻ nhỏ không thể tập trung quá lâu vào việc học hoặc các công việc hàng ngày. Trẻ sẽ thường bỏ dở công việc của mình, lơ đễnh, không chú ý khiến cho năng lực học tập bị tụt giảm đáng kể.

4. Trí nhớ kém

Trẻ bị rối loạn học tập có trí nhớ kém hơn so với bình thường, trẻ rất hay quên, sao nhãng về một tình huống, vấn đề nào đó. Chính vì vậy trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học bài, ghi nhớ.

5. Một số vấn đề về hành vi 

Trẻ mắc chứng rối loạn học tập còn có thể có một số bất thường về hành vi. Có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát kiểm soát sự bốc đồng, các hành vi không đúng mục tiêu và tăng động, các vấn đề về kỷ luật, hành vi hiếu chiến, rút lui và tránh xa, nhút nhát quá mức và sợ hãi quá mức. Giảm khả năng học tập và tăng động giảm chú ý (ADHD) thường xảy ra cùng nhau.

  • Vụng về: Các hành động, cử chỉ không dứt khoát, có phần vụng về cũng sẽ xuất hiện ở những người mắc chứng rối loạn học tập.
  • Gặp vấn đề về việc tuân theo các chỉ dẫn: Trẻ nhỏ sẽ gặp phải nhiều sự khó khăn trong việc thực hiện các chỉ dẫn hoặc làm theo kế hoạch đã định sẵn.
  • Khó tổ chức: Những trẻ mắc phải chứng rối loạn này thường sẽ không có khả năng hoặc khó sắp xếp những công việc, bài tập theo một quy trình cụ thể và phù hợp.
  • Không nói được giờ đồng hồ: Đây là một trong các triệu chứng thường thấy ở người bệnh, họ sẽ gặp nhiều cản trở hoặc không thể nói đúng được giờ cụ thể trên đồng hồ.

Nếu phụ huynh nhận thấy con em mình có một số biểu hiện như trên nên cân nhắc cho trẻ được đến thăm khám và đánh giá cụ thể. Chỉ khi phát hiện và chẩn đoán đúng vấn đề mà trẻ gặp phải mới tìm được giải pháp phù hợp.

Giải pháp cho trẻ bị rối loạn học tập

Khi phụ huynh nhận thấy con em mình có dấu hiệu của chứng rối loạn học tập thì cần cho trẻ thăm khám và nhận chẩn đoán cụ thể của bác sĩ. Việc điều trị cho trẻ em mắc chứng rối loạn học tập thường đòi hỏi sự kết hợp giữa các biện pháp hỗ trợ từ gia đình, trường học và các chuyên gia tâm lý.

Giải pháp cho trẻ rối loạn học tập

Mỗi trẻ lại sẽ có những yếu tố riêng, và việc điều trị cho trẻ mắc chứng rối loạn học tập thường cần phải được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và tình trạng của từng trẻ cụ thể. Phụ huynh có thể tham khảo những giải pháp như sau:

  • Quản lý giáo dục và hỗ trợ can thiệp bằng giáo dục đặc biệt
  • Các phương pháp về y tế, hành vi và liệu pháp tâm lí
  • Có thể điều trị bằng thuốc

Điều trị tập trung vào quản lý giáo dục  và hỗ trợ can thiệp bằng giáo dục chuyên biệt nhưng cũng có thể bao gồm điều trị y tế, hành vi và tâm lý. Hiệu quả của các chương trình giảng dạy có thể dùng để điều trị, củng cố hoặc chiến lược (ví dụ dạy trẻ cách học). Nếu phương pháp dạy không phù hợp với rối loạn học tập của trẻ sẽ làm nặng thêm tình trạng khó khăn cho trẻ cả về tâm lý và khả năng học. Cuối cùng, việc khích lệ và hỗ trợ tích cực từ cả gia đình và cộng đồng sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và có khả năng vượt qua khó khăn trong hành trình học tập của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE