Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp cho học sinh hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng đối với tất mọi người. Kỹ năng này phục vụ việc học, việc làm và giúp bản thân trở nên tích cực hơn. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, bạn cần thường xuyên trau dồi bản thân liên tục với các phương pháp khoa học. Trong bài viết sau, trường THPT Lê Hồng Phong sẽ chia sẻ với các em học sinh các phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp cơ bản vô cùng hiệu quả, cùng tham khảo ngay nhé!
Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Ngày nay, kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng, đem đến cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc sống. Dưới đây là tổng hợp 11 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp để bạn tham khảo:
1. Tự tin khi nói chuyện
Sự tự tin không chỉ trong giao tiếp mà bất cứ hoàn cảnh nào thì đều giúp chúng ta vượt qua những vấn đề khó khăn nhất. Nhưng để tự tin hơn trong ý kiến, bạn cần phải biết chuẩn bị trước những thông tin, kiến thức trước khi biết bản thân đang chuẩn bị phải nói gì, làm gì? Trong kinh doanh, khả năng này giúp chúng ta cải thiện cách giao tiếp bán hàng hiệu quả và tự tin hơn những gì mình có nhưng với điều kiện là phải rèn luyện chúng mỗi ngày.
2. Trả lời ngắn gọn và rõ ràng đi đúng trọng tâm
Thời gian là thứ vô cùng quý giá trong công việc. Chính vì thế mà các bạn hãy cố gắng truyền đúng thông điệp của mình một cách đúng đắn và rõ ràng. Tránh sử dụng những từ ngữ quá cao siêu hay ngôn ngữ nào đó quá phức tạp. Ví dụ như khi bạn sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, thì bạn hãy đảm bảo được rằng là mọi câu mà bạn nói phải đúng và tránh bị nhầm lẫn. Để người nghe có thể dịch và hiểu đúng những điều mà bạn nói.
3. Tạo sự thân thiện
Trong những cuộc nói chuyện thành công, thân thiện là một yếu tố cần thiết trong mỗi cuộc nói chuyện bởi nó đem lại những cảm giác thân tình chứ không phải một cuộc thẩm vấn. Vì thế, hãy cứ tạo sự thoải mái khi nói chuyện với nhau, tỏ ra cứng rắn lúc cần và không nên ngắt lời đối phương.
4. Sự tôn trọng
Bạn cần học cách chủ động và lắng nghe các quan điểm cả nhân của đối phương, không nên áp đặt họ theo suy nghĩ của mình. Khi bạn học được cách tôn trọng đối phương thì giúp cho bạn thoát khỏi những cuộc chiến tranh lạnh, tranh cãi không đáng có và không tim được sự giải quyết cho vấn đề.
5. Tư duy cởi mở
Tư duy cởi mở trong giao tiếp cũng như việc bạn đang tôn trọng, thấu hiểu và tin tưởng đối phương. Bạn chủ động chia sẻ những câu chuyện, kiến thức và khó khăn để từ đó cuộc trò chuyện được hình thành cởi mở. Việc thường xuyên giao tiếp với nhiều đối tượng và từng hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn đó.
6. Biết cách đặt một câu hỏi đúng trọng tâm chủ đề
Hãy đặt một câu hỏi cho vị khách hàng của mình hay đồng nghiệp để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Để có được một câu trả lời đúng đắn thay vì tự đưa ra những nhận định của bản thân về họ. Điều này sẽ dẫn đến những nhận định sai lầm của bạn về họ. Ngoài ra, khi biết cách đặt câu hỏi sẽ cho thấy rằng là bạn đang quan tâm đến họ. Và sẽ có được một cuộc trò chuyện lâu dài hơn trong tương lai.
7. Hãy ngừng nói chuyện và lắng nghe nhiều hơn
Bí quyết để có được một cuộc giao tiếp hoàn hảo, chính là lắng nghe. Thay vì cứ chen chúc, thay nhau nói chuyện thì hãy để lại một khoảng không gian để có thể hiểu rõ nhau nhiều hơn, đó là kỹ năng lắng nghe. Khi bạn có thể lắng nghe người khác nói chuyện, sẽ thể hiện là bạn đang tôn trọng họ và đắm chìm trong câu chuyện mà họ đang nói.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có thêm thời gian để ngẫm nghĩ về những điều mà người đối diện chia sẻ. Việc lắng nghe cũng giúp bạn nâng cao kỹ năng đàm phán thuyết phục trong quá trình giao tiếp, qua đó dễ dàng có được sự đồng tình trong ý kiến và các quyết định.
8. Xây dựng được sự tin tưởng của mọi người
Biết lắng nghe mọi người nói là chưa đủ, bạn cần xây dựng sự tin tưởng của mọi người để cải thiện mối quan hệ xã giao. Bạn sẽ nhận được sự tin tưởng trong các mối quan hệ hằng ngày. Vì bạn luôn nói chuyện thực sự và vô cùng đáng tin cậy trong các cuộc trò chuyện. Từ đó, bạn có thể giúp kỹ năng giao tiếp của bạn tốt hơn.
9. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Những yếu tố phi ngôn ngữ giúp bạn có được một cuộc nói chuyện hoàn hảo. Từ ánh mắt, tư thế, cử chỉ hay trang phục,… Đều có thể truyền tải được những thông điệp mà bạn muốn nhắc tới. Vì để có được một buổi giao tiếp hoàn hảo thì bạn cần phải trang bị cho mình những ngôn ngữ cơ thể.
Đây là một yếu tố hỗ trợ kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả. Với đồng nghiệp và với cấp trên. Nếu bạn kết hợp giao tiếp của bạn với giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ khiến mọi người tin tưởng vào bạn hơn.
10. Hiểu và tìm được điểm chung của nhau
Trong mỗi cuộc đối thoại thì thường sẽ có mục đích cả hai bên đã mong muốn đạt được trước đó. Vì thế, để thấu hiểu và chia sẻ được với nhau thì bạn cần phải tìm ra điểm chung của cuộc trò chuyện đó. Điều đó là một minh chứng giúp cho việc lắng nghe, tôn trọng, thấu hiểu nhau và đưa ra giải pháp quan trọng trong giao tiếp.
11. Sử dụng ngôn từ dễ hiểu
Cách diễn đạt một cách lắp bắp, ấp úng và thiếu tự tin có thể tạo ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu cho đối phương. Vì vậy, quan trọng là phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn từ dễ hiểu và rõ ràng. Các phương pháp rèn luyện có thể bao gồm việc thực hành nói trước gương, đọc sách để mở rộng vốn từ vựng, tích lũy kiến thức,…
Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giao tiếp, bạn có thể tận dụng các nguồn sau:
- Sách, tài liệu về giao tiếp
- Khóa học về giao tiếp
- Thực hành giao tiếp thường xuyên
Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người ít nói, hướng nội?
Dưới đây là một số cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người ít nói:
Tập nói trước đám đông: Đây là cách giúp cho người hướng nội vượt qua nỗi sợ hãi nói trước đám đông và tăng sự tự tin của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói trước gia đình, bạn bè hay một nhóm nhỏ để lấy được sự tự tin. Sau đó mở dần phạm vi và ở các các nhóm lớn hơn.
Đừng lắng nghe một cách thụ động: Không nên lắng nghe thụ động trong một cuộc nói chuyện và không hiểu được vấn đề sẽ khiến bạn không cùng quan điểm với nhau. Vì thế, hãy tập lắng nghe một cách tập trung, tích cực, đồng cảm thay vì ngồi nghe một cách thụ động.
Chuẩn bị trước các buổi nói chuyện quan trọng: Trước mỗi buổi nói chuyện quan trọng, cần chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng và các câu hỏi đối phương đặt ra bạn phải cân nhắc. Vì như vậy bạn sẽ biết bản thân sẽ làm gì để từ đó giúp bạn tự tin hơn khi nói chuyện.
Tham gia các hoạt động xã hội: Chủ động tham gia các hoạt động xã hội là một cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho người hướng nội, đây là cơ hội để gặp gỡ những người mới, học hỏi và trao dồi kỹ năng giao tiếp của bản thân.
Học cách nói vừa đủ: Trong một cuộc nói chuyện bạn không nên nói quá nhiều mà chỉ nên trình bày ở mức vừa đủ. Nếu bạn trình bày nhiều sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và khiến cho đối phương cảm thấy bạn đang gây sự chú ý về bản thân mình.
Tự tin lời nói bản thân có giá trị: Hãy luôn tự tin trong những cuộc nói chuyện của mình và người khác, bởi khi bạn nhận thực được lời nói của bạn có giá trị thì nó sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin chia sẻ những câu chuyện của bản thân cho mọi người cùng lắng nghe.
Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?
Giao tiếp là việc bạn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp (lời nói) hoặc ngôn ngữ cơ thể để thể hiện quan điểm, ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc với đối tượng mình mong muốn. Các hình thức giao tiếp phổ biến gồm giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt, giao tiếp gián tiếp thông qua công nghệ. Nhìn chung, một cuộc giao tiếp thường diễn ra trong mối quan hệ hai chiều, có người nói và có người nghe.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử (Communication skills) là tập hợp những nguyên tắc, sự tương tác hay cách ứng xử qua lại khi giao tiếp. Hay nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là biểu hiện của nhiều kỹ năng mềm khác như kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản biện, đánh giá và kỹ năng sử dụng ngôn từ.
Khi bạn giao tiếp và tạo được ấn tượng tốt, tạo được sự tin cậy cũng như đánh giá cao của người khác thì lúc này bạn đã sở hữu kỹ năng giao tiếp ứng xử tuyệt vời.
Một số đặc điểm của kỹ năng giao tiếp ứng xử
- Đây là kỹ năng không phải bẩm sinh đã có: Kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp không phải là yếu tố bẩm sinh chính vì vậy việc rèn luyện để cải thiện kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết. Có khả năng giao tiếp và giao tiếp tốt là 2 phạm trù khác nhau
- Dựa trên nguyên tắc Win – Win: Một cuộc giao tiếp hiệu quả là khi đối phương và bạn cảm thấy thoải mái, giải quyết được vấn đề và đạt được mục đích khi thiết lập cuộc giao tiếp.
- Kỹ năng mang tính cá nhân: Mỗi người có khả năng học hỏi khác nhau nên việc tích lũy kinh nghiệm giao tiếp không giống nhau.
- Kết hợp đồng thời nhiều nhóm kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp thường dùng đồng thời với các kỹ năng như lắng nghe, đàm phán, thuyết trình, giải quyết vấn đề.
Lợi ích khi sở hữu kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt
Xây dựng sự tin tưởng và tạo thiện cảm với mọi người: Khi giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng nuôi dưỡng được lòng tin của người đối diện. Từ đó, các thành viên trong đội nhóm hay gia đình, bạn bè sẽ cùng giúp bạn đạt được mục tiêu mình muốn.
Kết nối, mở rộng với các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên hay bạn bè, gia đình.
Thúc đẩy, nâng cao năng suất làm việc của bản thân và đồng nghiệp: Khi bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ biết cách nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp để xử lý vấn đề. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm hiểu và hỗ trợ đồng nghiệp để cùng hoàn thành mục tiêu chung. Kỹ năng này cũng giúp mọi người tham gia các cuộc họp một cách hiệu quả và thoải mái.
Gia tăng cơ hội thăng tiến của bản thân: Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, lại có kỹ năng chuyên môn thì sẽ có cơ hội nhận được vị trí cao hơn.
Các lỗi cần tránh trong giao tiếp
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất bạn cần chú ý một số lỗi sau để tránh mắc phải:
Không có sự chuẩn bị trước: Đây là một lỗi không nên xảy ra khi giao tiếp. Nếu bạn đã xác định bản thân sắp tới có một cuộc gặp gỡ mới một hay một vài người khác thì việc phải chuẩn bị trước một số nội dung trò chuyện là vô cùng cần thiết. Thậm chí, đối với những cuộc gặp gỡ bất ngờ thì bạn cũng cần có sẵn những câu hỏi cơ bản nhất để giao tiếp.
Trả lời lan man và vòng vo: Phần lớn mọi người đều không thích nói chuyện với những người lan man, vòng vo, không đúng trọng tâm. Vậy nên hãy học cách giao tiếp thẳng trực tiếp vào vấn đề.
Trả lời ngập ngừng, hoặc ậm ừ: Khi giao tiếp mà liên tục ngập ngừng, ậm ừ cho thấy rằng bạn đang thiếu tự tin. Và lý do cho giải thích việc thiếu tự tin là do chưa chuẩn bị sẵn nội dung giao tiếp hoặc do tự ti về một vài điều nào đó của bản thân.
Ngắt lời người khác đang nói: Hành động ngắt ngang lời nói của người khác chứng minh bạn là một người có kỹ năng giao tiếp rất kém. Đây là một điều cực kỳ tối kị khi giao tiếp, vậy nên, nếu bạn đang mắc phải lỗi này thì hãy bỏ nó ngay nhé!
Chê bai, nói xấu người khác: Không chê bai, không nói xấu và hạn chế những chủ đề nhạy cảm trong các cuộc giao tiếp. Bởi vì nó thể hiện ra bạn là một người thiếu tế nhị, không lịch sử đối với người đang cùng trò chuyện. Hay thậm chí tệ hơn cả là việc vô tình xây dựng một hình ảnh xấu trong mắt người đối diện. Khi câu chuyện xấu vô tình bị lan truyền, bạn có thể sẽ tự mình đánh mất một vài mối quan hệ đấy!
Nhắc đến vấn đề tôn giáo, dân tộc: Vấn đề tôn giáo, dân tộc rất nhạy cảm. Vậy nên để việc giao tiếp trở nên tinh tế và thoải mái nhất, bạn cần phải tránh những nội dung liên quan đến tôn giáo, dân tộc.
Nói quá to khi không cần thiết: Trong một cuộc trò chuyện, bạn cần học cách điều tiết âm lượng khi nói chuyện, và hạn chế việc bản thân nói quá to. Cũng như xem xét chủ đề, bối cảnh để có âm điệu, ngữ điệu phù hợp giúp người nghe cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với bạn.
Có những cử chỉ, hành động thiếu tôn trọng: Kiểm soát tay chân, không nên có quá nhiều hành động thừa thãi khi giao tiếp. Ngôn ngữ hình thể là cần trong giao tiếp, nhưng những cử chỉ và hành động đó cần đúng chuẩn mực, tôn trọng người đối diện.
Lời nói, ánh mắt và nụ cười thiếu chân thành: Việc thành thật trong giao tiếp sẽ giúp kéo dài câu chuyện và rút ngắn khoảng cách trong mối quan hệ của hai người. Vậy nên, bạn cần tạo sự thân mật với đối phương bằng sự chân thành trong lời nói, ánh mắt và nụ cười.
Nóng nảy, hấp tấp và vội vàng: Đây là lỗi tương đối lớn và nhiều người gặp phải. Khi phạm phải lỗi này bạn sẽ trở nên xấu tính hơn trong các cuộc trò chuyện. Khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu và có suy nghĩ rằng bạn giao tiếp kém khi không kiểm soát được lời nói, hành động của mình.
Lời kết
Có công rèn luyện, có ngày thành thạo các kỹ năng. Giao tiếp không phải bẩm sinh mà có, giao tiếp là kết quả của cả một quá trình học hỏi, vận dụng và sửa đổi không ngừng. Phía trên là toàn bộ về kỹ năng giao tiếp cũng như là cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp của mình, và đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống nhé.