Kỹ năng làm bài nghị luận văn học đạt điểm cao trong đề thi vào lớp 10

20/04/2024 - admin

Đối với học sinh lớp 9, kỳ thi vào lớp 10 không chỉ là cánh cửa để bước vào ngôi trường phổ thông mơ ước mà còn là một thử thách đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong số các môn thi, Ngữ văn đóng vai trò quan trọng không kém, đặc biệt là kỹ năng làm bài nghị luận văn học.

Với mong muốn đồng hành cùng các bạn trên hành trình chinh phục kỳ thi này, THPT Lê Hồng Phong xin gửi đến bài viết: “Kỹ năng làm bài nghị luận văn học đạt điểm cao trong đề thi vào lớp 10”. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng, các mẹo hữu ích và các ví dụ minh họa cụ thể để bạn có thể tự tin đạt được điểm số như ý trong phần thi nghị luận văn học.

Kỹ năng làm bài nghị luận văn học

Kỹ năng làm bài nghị luận văn học theo các dạng

Đối với dạng văn nghị luận văn học thì yêu cầu đầu tiên mà học sinh cần nắm được là phải xác định được yêu cầu chính của đề bài, từ đó mới triển khai, phân tích các ý cho sát với đề. Đặc biệt phải khai thác tối đa đề bài để viết câu chủ đề của bài văn, đoạn văn. Với mỗi thể loại văn học như tác phẩm thơ, truyện thì sẽ có kỹ năng viết khác nhau

Kỹ năng làm bài nghị luận văn học 3

1. Kỹ năng viết bài nghị luận đối với văn bản thơ

Thường với văn bản thơ đề thi sẽ có yêu cầu phân tích đoạn thơ hoặc khổ thơ. Với phần này học sinh chỉ cần nắm rõ và làm theo 4 bước sau:

Bước 1: Xác định nội dung của đoạn thơ mà đề yêu cầu là gì?

Bước 2: Phân tích, xác định nội dung và biện pháp nghệ thuật xuất hiện trong đoạn thơ đó.

Bước 3: Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ.

Bước 4: Khái quát tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ đó như thế nào.

Đặc biệt ở bước thứ 2 học sinh nên có sự chọn lọc, bám sát và xoáy sâu vào phân tích các hình ảnh và biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để làm nổi bật lên vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có như vậy thì mới gây ấn tượng được với người chấm và giúp bài thi đạt điểm cao.

2. Kỹ năng viết bài nghị luận đối với văn bản truyện

Với phần này học sinh cần phải phân tích tác phẩm dựa trên 4 yếu tố sau đây:

+ Cốt truyện: Văn bản có những sự kiện chính nào, nêu diễn biến của nó từ nhẹ nhàng đến cao trào.

Ngôi kể: Ngôi thứ nhất hay ngôi thứ 3. Phân tích vai trò của ngôi kể trong truyện.

Nhân vật: Hoàn cảnh xuất thân, đặc điểm tính cách của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. Từ đó phải khái quát được nhân vật đó thành hình tượng nghệ thuật tiêu biểu.

Chủ đề của tác phẩm: Chủ đề của tác phẩm là gì? Qua chủ đề thì thể hiện tình cảm của tác giả trong tác phẩm như thế nào?. Ở đây chú ý các chi tiết nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng.

Đặc biệt học sinh nên tập trung vào phân tích kỹ và dành nhiều “đất diễn” cho nhân vật vì đây là “chất liệu” chính để tạo nên một văn bản truyện. Và cũng chính nhân vật với những nét tính cách tiêu biểu sẽ là nơi để tác giả gửi gắm tư tưởng, thông điệp của mình vào đó.

10 sai lầm khiến bạn mất điểm khi làm bài thi môn văn

Bài thi môn văn luôn là nỗi ám ảnh với nhiều thế hệ học trò, đặc biệt là các sĩ tử chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Để đạt được kết quả cao trong bài thi này, ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc, thí sinh cần lưu ý tránh những lỗi sai cơ bản khiến mất điểm đáng tiếc.

1. Quá quan trọng phần nlvh trong khi nó chỉ có 4 điểm và không bao giờ đạt điểm tối đa. Muốn đạt điểm cao >8 bạn phải đạt tối đa đọc hiểu, ít nhất 2/3 điểm nlxh.
2. Quá lo lắng vì học bài chưa kỹ hoặc càng học càng không vào. Thực ra bạn dùng đến kỹ năng làm bài nhiều hơn là kiến thức. Kĩ năng thì bài nào đề nào cũng làm được.
3. Đừng bao giờ nghĩ làm văn là chém gió. Chém gió là ngôn ngữ nói, đầu đường trà đá còn bài thi là ngôn ngữ viết cần sự khách quan, khoa học, minh xác.
4. Lệ thuộc vào bài giảng của thầy cô, bỡ ngỡ trước kiểu đề mới.
Hãy tin ở chính mình và tự do trong khuôn khổ. Thầy cô giỏi hơn chính mình là vì các thầy cô đã có hàng chục năm kinh nghiệm, và chỉ tập trung ở 1 môn thôi. Ngay cả chấm thi gv cũng cần có đáp án mà.
5. Nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt. Luôn nhớ bài làm phải là phương thức nghị luận: đánh giá nhận xét phân tích vấn đề. Chú ý lập luận, lí lẽ dẫn chứng chứ không quá coi trọng cảm xúc cá nhân, tránh sa đà vào kể chuyện.

Kỹ năng làm bài nghị luận văn học
6. Quá coi trọng và tập trung vào mở bài, kết luận. Điều đó sẽ khiến bạn mất thời gian, dễ dẫn đến đầu voi đuôi chuột, càng dễ xảy ra tình trạng mở bài không hay thì mất hứng làm tiếp phần tiếp theo. Chỉ cần có đủ mở bài kết luận tác biệt ra từng đoạn là được.
7. Bài làm chỉ có chi tiết, dẫn chứng, phân tích đơn lẻ từng câu từng hình ảnh mà không khái quát thành luận điểm. Nên nhớ phân là chia là tách ra các ý, tích là nhân là hình thành nên ý tổng quan. Hãy đặt ra câu hỏi bài làm sẽ có luận điểm nào rồi mới lo phân tích gì.
8. Tránh viết lan man không có bố cục, giám khảo đọc chẳng hiểu đang viết gì. Hỏi gì thì phải trả lời nấy. Hãy viết kiểu ngô ra ngô khoai ra khoai đừng mập mờ ẩn dụ so sánh. Bài viết rõ ràng sáng rõ sẽ không thể bị mất điểm.
9. Quá quan trọng dài ngắn, thấy bài mình ngắn không sang tờ lại tiếp tục chém thêm nên bố cục bị lủng củng, lặp ý. Trong khi giám khảo toàn chấm từ, chấm câu nên viết từ nào phải đúng từ đó, câu nào chắc câu đó.
10. Quá coi trọng phụ kiện nghĩa là tập trung liên hệ, mở rộng, so sánh. Điều đó rất có ích nhưng nếu tổng thế, nội dung chính chưa tốt, quá tham chi tiết sẽ khiến bài văn hổ lốn.

Lưu ý khi làm bài nghị luận văn học

A. Yêu cầu

– Cần nắm vững nội dung kiến thức tác phẩm.

– Đọc kỹ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề. Phải hiểu đề thi đang hỏi ta điều gì?

– Xác định đề thi thuộc dạng đề thi nào? Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ… Hay so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau?

B. Các bước làm bài giống như ở phần đã lập dàn ý nhưng cần chú ý:

I. Mở bài: nêu được yêu cầu của đề bài. Nghĩa là đề thi yêu cầu như thế nào thì phải dẫn vào vấn đề như thế. Tránh lối viết mở bài mà không làm nổi bật được yêu cầu của đề.

II. Thân bài

1. Khái quát về tác giả (phong cách sáng tác), tác phẩm, xuất xứ: (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm; nếu các em đã đưa phần tác giả lên mở bài thì phần khái quát có thể không cần nữa; hoặc phần khái quát sẽ dùng để nói hoàn cảnh sáng tác)

2. Nội dung phân tích, cảm nhận:

– Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận… để làm rõ luận điểm.

– Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Đầu mỗi luận điểm, lùi bút vào 2 ô giấy để giám khảo dễ nhìn bố cục của mình hơn.

– Đối với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung.

– Khi hành văn, cần tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc.

– Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm.

– Để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú và có chiều sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điểm cao.

3. Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm (phần này đáp án cho từ 0,5 – 1,0 điểm). Thực ra phần nghệ thuật này đã nói trong khi chúng ta làm bài. Đây chỉ là bước đệm cuối cùng cho đủ bố cục bài văn.

III. Kết bài: đánh giá chung về vấn đề.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của THPT Lê Hồng Phong về các kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Ngoài ra, thí sinh cũng cần luyện tập thường xuyên để nâng cao kỹ năng viết văn, bao gồm cả kỹ năng lập dàn ý, triển khai ý, sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt. Với sự chuẩn bị chu đáo và nỗ lực không ngừng, thí sinh hoàn toàn có thể tự tin đạt được kết quả như mong muốn trong kỳ thi vào lớp 10.

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE