Top 30 bộ truyện cổ tích Việt Nam mới hay nhất mọi thời đại

07/09/2023 - admin

Truyện cổ tích – Một món ăn tinh thần không thể thiếu trong hành trình lớn khôn của mỗi đứa trẻ. Nhờ vào những câu chuyện trên mà tuổi thơ của chúng ta trở nên thú vị hơn. Trong tuổi thơ của mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng được nghe ít nhất 1 câu chuyện cổ tích từ thầy cô hoặc ông bà cha mẹ chúng ta kể lại. Bài viết dưới đây, trường THPT Lê Hồng Phong sẽ đưa bạn trở lại tuổi thơ với bộ 30 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất mọi thời đại, cùng xem ngay nhé!

truyện cổ tích sọ dừa

Truyện cổ tích là gì?

Truyện cổ tích hay còn được gọi là truyện thần tiên hay đồng thoại. Là thể loại truyện mang nét tự sự được dân gian sáng tác, các yếu tố trong truyện đều mang tính chất hư cấu.

Truyện cổ tích Việt Nam vì được hình thành từ cổ đại, trải qua quá trình phát triển và tồn tại ở nhiều thời kỳ xã hội khác nhau. Vì vậy, tất cả những câu chuyện cổ tích đều sẽ hướng vào những vấn đề của xã hội, những xung đột cơ bản trong gia đình và giai cấp.

Thông qua đó, những câu chuyện đồng thời nói lên những bất công trong xã hội xưa cũ, nêu lên quan điểm về công bằng, công lý. Người ở hiền thì sẽ gặp lành và người ác sẽ bị trừng trị một cách thích đáng. Gieo nhân nào gặt quả nấy.

Các loại truyện cổ tích:

  • Truyện cổ tích về loài vật.
  • Truyện cổ tích thần kỳ.
  • Truyện cổ tích về loài người.
  • Truyện cổ tích thế tục (Cổ tích sinh hoạt hằng ngày).

Danh sách 30 bộ truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại

Đối với các bậc phụ huynh có con em nhỏ việc đọc truyện cho bé nghe trước khi đi ngủ là điều rất cần thiết. Bên cạnh những câu truyện cổ tích công chúa hay hoàng tử thì mỗi một câu chuyện sẽ mang những giá trị nhân văn riêng.

Cùng với đó là những bài học vô giá sẽ đi sâu vào tiềm thức của trẻ nhỏ. Sau đây là top 30 truyện cổ tích Việt Nam hay và ý nghĩa trường cấp 3 Lê Hồng Phong đã tổng hợp các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

1. Truyện cổ tích Tấm Cám

Tấm Cám kể về câu chuyện của một cô gái tên Tấm, cha mẹ mất sớm, cô phải sống cùng dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Trong khi Tấm là cô gái hiền lành, tốt bụng thì Cám lại là người tham ăn lười làm, luôn cùng dì ghẻ tìm cách hãm hại, đối xử bất công với Tấm.

Mặc dù bị mẹ con Cám ngăn cấm đi chơi hội, thế nhưng với sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã đến có quần áo đến lễ hội và nhờ chiếc giày được ban cho, Tấm trở thành hoàng hậu. Trải qua bao khó khăn bởi bị mẹ con Cám hãm hại, cuối cùng Tấm đã được đoàn tụ với vua và sống hạnh phúc.

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Truyện đề cao những phẩm hạnh tốt của con người như lòng vị tha, sự chăm chỉ và nỗ lực, đồng thời truyện cũng là minh chứng cho câu “ở hiền thì gặp lành”.

Tấm Cám dạy cho trẻ phân biệt phải trái, đúng sai, cho trẻ thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống và nhắc nhở trẻ rằng hãy luôn tốt bụng, giúp đỡ bạn bè và luôn chăm chỉ.

2. Thạch Sanh

Thạch Sanh vốn là Thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo. Mất cha mẹ từ sớm, cậu sống dưới một gốc cây đa và được dạy đủ phép thần thông, võ nghệ.

Lý Thông lợi dụng Thạch Sanh về sống chung để thay mình cống nạp cho Chằn Tinh. Thạch Sanh đã dũng cảm diệt trừ Chằn Tinh, tuy nhiên lại bị Lý Thanh cướp công trắng trợn. Cuối cùng Thạch Sanh cũng đã được giải oan và cưới công chúa còn Lý Thông đã bị trừng trị thích đáng.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Truyện cổ tích Thạch Sanh đề cao công lý và lẽ phải, ca ngợi những hành động cao cả để bảo vệ người dân là đất nước. Thạch Sanh cũng là một hình tượng người anh hùng dân gian với tinh thần bất khuất, tấm lòng cao thượng và dũng cảm.

3. Ăn khế trả vàng

Một gia đình nọ có hai anh em cha mẹ mất sớm, được kế thừa một khối gia sản lớn. Vợ chồng người anh tham giam tranh giành hết nhà cửa, của cải chỉ để lại cho người em một cây khế. Bỗng một ngày có một con chim đến ăn khế và đưa cho người em một chiếc túi ba gang lấy vàng để trả ơn.

Người anh thấy vậy liền đổi cả gia tài của mình lấy cây khế nhằm lấy vàng. Vì tham lam may túi quá to chứa nhiều vàng nên người anh rơi xuống biển và chết.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Qua câu chuyện, ta có thể rút ra bài học là không nên tham lam, sống phải ngay thẳng, chính trực. Đặc biệt, truyện nhắc nhở anh em phải luôn biết yêu thương nhau, không tranh giành, ganh đua.

4. Cậu bé Tích Chu

Cậu bé Tích Chu vì ba mẹ mất sớm nên sống cùng với người bà của mình. Vì quá ham chơi, cậu bỏ mặc người bà bị bệnh của mình. Bà của cậu hóa thành chim và bay lên trời.

Khi biết mình đã sai, cậu khóc òa và được một bà Tiên chỉ dẫn cách cứu bà trở lại. Mặc dù đường đi qua thử thách rất khó khăn và nguy hiểm nhưng cậu vẫn không ngần ngại. Cuối cùng, bà đã trở lại thành người và từ đó cậu luôn hết lòng yêu thương bà.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Truyện đã cho thấy tình yêu cao cả của bà dành cho Tích Chu, luôn hết lòng yêu thương Tích Chu dù cậu bé luôn ham chơi, không nghe lời. Qua đó, ta cũng có thể thấy được cậu bé Tích Chu vừa đáng khen vừa đáng trách, tuy nhiên cậu đã ân hận và sửa sai.

Câu chuyện Cậu bé Tích Chu dạy cho các bé phải biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, nghe lời người lớn, không vì ham chơi mà bỏ mặc người khác khi bệnh hoạn.

5. Cây tre trăm đốt

Một anh chàng mồ côi nghèo là Khoai tính tình hiền lành, chất phác đi làm thuê cho một phú ông. Một hôm, phú ông gọi cậu đến và muốn gả con gái cho với điều kiện phải làm việc chăm chỉ ngày đêm. Phú ông trở nên giàu có và đến ngày cưới, ông lại thách cậu phải tìm được cây tre trăm đốt mới gả con gái cho.

Chàng trai vào rừng đi tìm kiếm và được Bụt giúp đỡ. Cuối cùng cậu đem theo cây tre trở về, chỉ sau tiếng hô “khắc nhập” một cây tre trăm đốt đã xuất hiện. Lão phú ông đành phải gả con gái cho và từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau.

Cây tre trăm đốt

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Truyện cho ta thấy rằng, người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn được giúp đỡ vượt qua mọi khó khăn, còn những người ích kỷ, toan tính sẽ nhận được quả báo thích ứng. Truyện còn giúp trẻ phân biệt những điều đúng sai, đối xử công bằng với mọi người.

6. Truyện cổ tích Sọ Dừa

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo sống rất hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nhưng lại mãi không có con. Một hôm người vợ ra đồng nhìn thấy một cái sọ dừa đầy nước thì bưng lên uống, sau đó thì liền có thai và sinh ra một đứa trẻ không tay không chân tròn như quả dừa.

Sau khi lớn lên Sọ Dừa chăn bò cho phú ông, hai cô con gái lớn của phú ông luôn hắt hủi Sọ Dừa, duy chỉ cô con gái út luôn đối đãi tốt với cậu và đem lòng yêu Sọ Dừa. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi vợ và cưới được cô út, hiện nguyên hình là cậu thanh niên tuấn tú.

Sọ Dừa chăm chỉ thi đỗ trạng nguyên, tuy nhiên người vợ thì bị hai cô chị hãm hại. Tuy nhiên may sao vợ chồng Sọ Dừa được đoàn tụ và sống hạnh phúc về sau.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Truyện Sọ Dừa đề cao vẻ đẹp từ bên trong, không nên “nhìn mặt mà bắt hình dong” để cư xử với người khác. Truyện cho bé thấy rằng vẻ đẹp tâm hồn là quan trọng nhất, không nên đánh giá bề ngoài mà đối xử với người khác.

7. Cậu bé thông minh

Vì để tìm ra hiền tài cho đất nước, nhà vua ra lệnh cho quan viên dò ra khắp cả nước và đặt ra những câu hỏi hóc búa nhằm thử tài. Hai cha con đang làm ruộng được quan viên thách đố với câu hỏi hóc búa, đứa bé đã có thể trả lời thoăn thoắt. Cậu bé còn dùng “gậy ông đập lưng ông” để giải câu hỏi và giúp dân làng thoát tội khiến vua nể phục.

Sau đó cậu bé còn thử thách với những câu hỏi khó hơn và trả lời được cả câu hỏi của vua láng giềng, tránh chiến tranh cho đất nước. Nhà vua bèn xây dinh thự cho cậu cạnh hoàng cung và phong cậu làm Trạng nguyên.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Truyện đề cao trí thông minh và sự nhanh nhẹn của con người, đồng thời ca ngợi những người sáng dạ, biết vận dụng vào cuộc sống.

8. Hồn Trương Ba – Da Hàng Thịt

Trương Ba, gần 60 tuổi – là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại.

Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông.

Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.

Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.

Ý nghĩa nhân văn: Vợ chồng phải thuỷ chung, son sắt với nhau.

9. Sự tích trầu cau

Chuyện kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ 4 có hai anh em rất thương yêu nhau tên là Tân và Lang. Nhưng sau khi Lang cưới vợ thì bỏ bê em, nên Tân buồn và bỏ nhà ra đi, đi mãi đi mãi đến bờ suối mệt quá rồi tựa vào tảng đá ngủ say và biến thành vôi.

Lang ở nhà đợi mãi không thấy Tân về nên cất công đi tìm em, tìm mãi tìm mãi không thấy đến bên bờ suối thấy hình bóng Tân nên Lang cứ ở đó khóc mãi rồi hóa thành cây cau, người vợ ở nhà hay tin chồng đi tìm em và đi tìm chồng rồi cũng hóa thân thành câu trầu quấn quít bên thân cau.

Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vị vua đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân ta hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng.

Ý nghĩa nhân văn: Tình vợ chồng, anh em máu mủ thắm thiết, keo sơn, gắn bó.

10. Sơn Tinh Thủy Tinh

Vào đời vua Hùng Vương thứ mười tám có người con gái là Mị Nương. Nhà Vua muốn kén chồng cho con gái, ông muốn con gái của mình phải lấy một người chồng thật xứng đáng và giỏi giang. Nhà Vua bèn ra điều kiện rằng: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

Sơn Tinh đến trước cưới được Mỹ Nương, Thủy Tinh đến sau không lấy được công chúa bèn đùng đùng tức giận cho quân sang đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa gọi gió dâng nước lên bao nhiêu thì Sơn Tinh cho núi lấp lên cao bấy nhiêu. Cuối cùng, vì đuối sức Thủy Tinh đành phải chịu thua.

11. Truyện cổ tích Cóc Kiện Trời

Cóc Kiện Trời là truyện cổ tích Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều vào tư tưởng của người dân chúng ta. Chuyện kể rằng, ngày xưa khi hạn hán kéo dài muôn loài đều đối mặt với sự nóng khô và sắp chết khát. Không thể nằm đó chờ chết, một ngày kia có một chú cóc nhỏ xíu, xấu xí muốn lên Thiên Đình để kiện Trời vì nhiều năm qua đã không ban mưa.

Cóc Kiện Trời

Cóc đã rủ các con vật mà mình gặp trên đường để hỗ trợ nhau đi lên Thiên Đình. Cuối cùng Cóc và những người bạn của mình cũng lên tới Thiên Đình và đánh trống để trình báo. Nhưng phải trải qua rất nhiều khó khăn, Ngọc Hoàng mới cho Cóc vào để hỏi chuyện. Lúc này Cóc trình bày rõ sự tình rằng đã rất lâu không có mưa. Ông Trời bèn cho Thần Mưa phun mưa xuống. Kể từ đó, mỗi lần Cóc nghiến răng là trời sẽ mưa.

12. Trí khôn của ta đây

Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân chăm chỉ ngày ngày dắt trâu đi cày. Một hôm khi đang nghỉ ngơi, có một con cọp đến là hỏi rằng muốn xem trí khôn của con người.

Bác nông dân suy nghĩ rồi bảo với cọp đã để trí khôn ở nhà. Cọp để cho bác nông dân trói mình vào cột cây để yên tâm về nhà lấy trí khôn mà không sợ cọp ăn mất trâu. Thế nhưng bác đã lấy rơm chất xung quanh cọp và đốt cháy.

Trâu thấy vậy cười lớn làm răng va vào đá gãy không còn cái nào. Lửa cháy làm dây thừng đứt, cọp vùng ra chạy vào rừng, từ đó nó mang trên mình những vằn đen dài.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Truyện mang đến bài học nhân văn sâu sắc cho các em nhỏ về trí khôn và sự vượt trội hơn của con người với những loài vật khác. Trí khôn phải được sử dụng đúng chỗ, đúng mục đích để xử lý các tình huống khó khăn, nguy hiểm.

Ngoài ra truyện còn cho trẻ thấy những ý đồ của những kẻ xấu luôn rình rập và phải luôn dùng trí khôn để cẩn thận với chúng.

13. Chú Cuội cung trăng

Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Vào một lần vào rừng Cuội vô tình phát hiện hổ mẹ mớm cho hổ con một loại lá khiến hổ con sống lại sau khi bị đánh ngất. Cuội đào gốc cây thuốc kia rồi mang về.

Từ đó, Cuội cứu sống được rất nhiều người nhờ lá của cây đó. Tuy nhiên vào một ngày vì quên mất, vợ của Cuội đã đem nước giải tưới cho cây thuốc khiến nó bay lên trời. Cuội túm lấy rễ cây và bay theo cây thuốc lên cung trăng.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Câu chuyệncổ tích này thể hiện những ước mơ to lớn về việc khám phá những vùng đất mới. Thông qua đó, câu chuyện cũng đem đến cho trẻ những góc nhìn sáng tạo, thú vị về hiện tượng mặt trăng có dạng lõm giống như người đang ngồi dưới gốc cây đa.

14. Sự tích dưa hấu Mai An Tiêm

Sự tích quả dưa hấu gắn liền với hình ảnh Mai An Tiêm là một hoàng tử được vua yêu thương hết mực. Vì cho rằng “của biếu là của lo, của cho là của nợ”, nhà vua đã cho đày cả gia đình chàng ra đảo hoang.

Với sự thông minh, tháo vát, Mai An Tiêm đã tìm thấy và trồng được một loại quả có vỏ xanh thẩm, ruột đỏ tươi mọng nước, vị ngọt, thơm mát. Chàng đổi loại quả này lấy gạo và muối cho cả gia đình.

Vua rất ngạc nhiên và khâm phục tinh thần của Mai An Tiêm nên cho đón gia đình chàng về. Từ đó loại quả này trở thành phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Qua sự tích Mai An Tiêm, ta có thể thấy rằng sự cố gắng, nỗ lực không bao giờ là vô ích. Dù phải trải qua bao nhiêu khó khăn, đối mặt với nghịch cảnh, chăm chỉ cần cù sẽ luôn hái được quả ngọt.

15. Truyện cổ tích Ba lưỡi rìu

Truyện kể về có một anh tiều phu nghèo nọ chỉ có một chiếc rìu bằng sắt là tài sản quý giá nhất. Trong một lần đi đốn củi, anh vô tình làm rơi chiếc rìu xuống sông và không thể tìm thấy.

Mặc dù nhận được sự giúp đỡ của Bụt và có thể lấy được cây rìu bằng vàng và bạc, thế nhưng anh vẫn chọn trung thực, chỉ nhận cây rìu bằng sắt vốn thuộc về mình. Bụt đã quyết định tặng cả cây rìu bằng vàng và bạc cho anh vì sự thật thà.

Ý nghĩa nhân văn của truyện:

Câu chuyện trên dạy cho trẻ rằng sống trên đời phải biết trung thực, thật thà, không được lừa dối. Người hiền lành luôn sống bằng thành quả lao động của mình sẽ nhận được những điều may mắn còn những người tham lam, dối trá sẽ phải nhận quả báo.

16. Thỏ và rùa

Thỏ và Rùa là đôi bạn thân sống vui vẻ với nhau trong một khu rừng. Tuy nhiên vì một lần cãi nhau nên cả hai đã quyết định mở một cuộc thi chạy đua. Khi bắt đầu Thỏ xuất phát nhanh như mũi tên lao về phía trước.

Ngược lại Rùa đi rất chậm, vì quá chủ quan rằng mình đã bỏ xa Rùa nên Thỏ đến dưới bóng cây mát ven đường để ngủ. Rùa đi chậm nhưng vẫn cố gắng hết sức về đích.

Thỏ sau khi giật mình tỉnh giấc thì thấy Rùa đã chạy đến đích. Kết quả thua một cách thảm hại vì sự chủ quan của bản thân.

truyện cổ tích Thỏ và rùa

Ý nghĩa rút ra:

Con người cần phải có đức tính kiên trì, siêng năng trong cuộc sống. Không được quá chủ quan, khinh địch. Chỉ cần cần cù và chăm chỉ thì thành công ắt sẽ đến.

17. Câu chuyện bó đũa

Trong một gia đình nọ có bốn anh em lúc còn nhỏ họ sống rất yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Nhưng khi lớn lên, ai cũng có vợ thì bắt đầu tình cảm bị chia rẽ, thường xuyên cãi vã. Thấy vậy người cha rất buồn phiền về chuyện này. Một hôm, ông liền gọi bốn người con lại và đưa cho họ một bó đũa. Người cha bảo ai dùng tay bẻ gãy hết bó đũa sẽ có thưởng.

Tuy rất cố gắng nhưng không ai thực hiện được thử thách này. Người cha liền đi đến và lấy từng chiếc đũa ra bẻ gãy một cách dễ dàng. Những người con không phục và nói rằng bẻ gãy từng chiếc đũa thì có gì khó. Ông bèn nói với các con về sự sức mạnh của sự đoàn kết và hậu quả của sự chia rẽ. Bốn người con liền hiểu ý của cha và hứa sau này sẽ sống thật đoàn kết và yêu thương nhau.

Ý nghĩa rút ra:

Câu chuyện đã mang đến một bài học vô cùng sâu sắc về sức mạnh của sự đoàn kết trong đời sống hằng ngày. Anh em trong nhà phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc nhau trước khó khăn.

18. Nàng tiên ốc

Thuở xưa có một bà cụ nhà nghèo sống đơn độc trong một căn nhà. Ngày ngày bà đi ra đồng mò cua bắt ốc để trang trải cho cuộc sống. Hôm nọ tình cờ bà bắt được một con ốc có vỏ ngoài rất đẹp.

Không nỡ bán đi nên bà đã đem về nhà thả vào chum nước. Kể từ ngày đó trở đi, mỗi lần về  bà đều thấy ai đó đã giúp bà làm hết mọi việc trong nhà. Vì cảm thấy lạ nên ngày hôm sau bà đã giả vờ đi làm như mọi ngày.

Đi được nửa đường thì bã cụ quay trở về tìm chỗ nấp nhìn xem ai đã giúp bà làm những việc trên. Bỗng nhiên, bã thấy một cô gái đẹp như tiên giáng trần bước ra từ trong chum. Bà liền nhẹ nhàng đến bên chum nước đập vỡ vỏ ốc ra từng mảnh.

Cô gái giật mình vội vàng quay lại chum nước để chui vào trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Bà cụ nói với cô gái: “Con gái ơi! Hãy ở lại đây với mẹ!”. Từ đó trở về sau hai mẹ con sống hạnh phúc cùng nhau.

Ý nghĩa rút ra:

Qua câu chuyện trên muốn nhắn nhủ các bé sống phải biết yêu thương, quý trọng tình cảm giữa người với người. Đối với con vật phải biết chăm sóc, quý trọng nó thì nó sẽ mang ơn, trung thành và giúp đỡ mình.

19. Hồ ba bể

Ngày xưa ở một vùng quê thuộc tỉnh Bắc Kạn có mở một lễ hội cúng Phật cầu phúc rất lớn. Bỗng nhiên có một bà cụ ăn xin lở loét, mùi hôi thối xông hết rất khó chịu đi đến. Ai cũng xua  đuổi và tránh xa bà cụ.

Có hai mẹ con người nông dân nghèo thấy thương tình nên đã dắt bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn và ngủ nhờ. Tối hôm ấy, chỗ ngủ của bà cụ sáng rực lên. Một con giao long to nằm cuộn mình trên giường.

Hai mẹ con vô cùng kinh sợ đã nằm im và cho đến sáng. Hôm sau khi tỉnh giấc thì thấy bà cụ đang sắp xếp hành lý chuẩn bị rời đi. Trước lúc ra đi bà đã nói rằng vùng này sắp có lụt lớn và dặn dò hai mẹ con cách tránh nạn.

Đêm hôm đó nước phun lên, tất cả đều chìm trong biển nước. Duy nhất chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là bình yên. Sau này chỗ đất bị sụp xuống ấy gọi là Hồ Ba Bể còn ngôi nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ.

Ý nghĩa rút ra:

Câu chuyện cổ tích này ca ngợi lòng nhân ái và tốt bụng của hai mẹ con nông dân nhà nghèo. Sẵn sàng giúp đỡ và cưu mang những người nghèo khổ, hoạn nạn.

20. Sự tích bánh chưng bánh dày

Đời vua Hùng thứ sáu, lúc về già nhà Vua có ý định truyền ngôi cho các con của mình. Để có thể tìm ra được người phù hợp nhất với ngôi vị này. Nhân lễ cúng Tiên vương, nhà Vua đã ra lệnh nếu ai dâng lễ vật cúng vừa ý thì sẽ truyền ngôi.

Các hoàng tử lập tức sai người lên đường tìm của ngon vật lạ quý hiếm trên rừng dưới biển. Duy nhất chỉ có Lang Liêu – người con trai thứ mười tám không biết phải làm thế nào. Từ nhỏ anh đã quen với việc đồng áng nên không biết tìm lễ vật từ đâu.

Một đêm nằm mộng, Lang Liêu mơ thấy có một vị thần đến mách bảo rằng hãy làm bánh từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Một loại bánh hình tròn tượng trưng cho trời và bánh hình vuông tượng trưng cho đất.

Ngày dâng lễ vật đã đến, chỉ có bánh của Lang Liêu là Vua cha ưng ý nhất và chọn làm lễ vật tế lễ. Và truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Kể từ đó về sau, việc gói bánh chưng bánh tét bánh dày trở thành truyền thống quý báu của người dân Việt vào lễ, tết.

Sự tích bánh chưng bánh dày

Ý nghĩa rút ra:

Truyện đã phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp của nước ta vào buổi đầu xây dựng đất nước. Đề cao lòng hiếu thảo, tôn kính Trời, Đất tổ tiên của những người lao động đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp.

21. Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa có một cậu bé được mẹ nuông chiều nên rất ham chơi. Một ngày nọ vì bị mẹ mắng mà cậu la cà khắp nơi không chịu về nhà. Vì mong ngóng con, mẹ cậu gục xuống và hóa thành gốc cây bên cạnh. Khi trở về nhà không thấy mẹ đâu, cậu bật khóc nức nở.

Cậu gục xuống và ôm gốc cây đó thì bất ngờ cây vỗ về, rơi một loại quả vào tay cậu. Loại quả này tuy vỏ ngoài chát nhưng bên trong ngọt thơm như sữa mẹ. Từ đó người đời gọi loại cây này là cây vú sữa.

Ý nghĩa nhân văn của truyện

Không chỉ giải thích một cách sáng tạo sự tích của cây vú sữa, câu chuyện này còn dạy cho trẻ rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Bởi dù đi đâu về đâu, vòng tay âu yếm của mẹ vẫn mang tình yêu bao la, vĩnh cửu không nơi nào có.

22. Sự tích bông hoa cúc trắng

Một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát, không may mẹ cô bé mắc bệnh nặng. Vì không có tiền mua thuốc, cô bé buồn bã ngồi khóc nức nở.

Thấy vậy một ông lão chỉ cho cô bé đi tìm bông hoa cúc trắng duy nhất trên gốc cây cổ thụ để cứu mẹ. Số cánh hoa trên bông cũng là số ngày còn sống của mẹ cô bé. Thấy bông cúc trắng chỉ có bốn cành, cô bé nhanh trí xé nhỏ từng cánh hoa ra đến nỗi không thể đếm nổi.

Ý nghĩa nhân văn của truyện

Câu chuyện cho thấy lòng hiếu thảo và yêu thương mẹ vô bờ bến mặc kệ mọi khó khăn.

23. Truyện cổ tích Dã Tràng

Dã Tràng là một chàng thanh niên tốt bụng, nhờ ra tay cứu giúp rắn đực mà được tặng một viên ngọc quý. Giúp Tràng có thể hiểu được hết tiếng kêu của các loài động vật.

Tuy nhiên vì viên ngọc mà Dã Tràng bị dân làng phản bội, hãm hại mình. Nhưng cũng nhờ vào  viên ngọc ấy mà anh chàng này thoát tội diệt thân. Sau đó, nhờ cứu được mạng của một đôi ngỗng mà anh lại được tặng thêm viên ngọc quý.

Sau vì quá tức giận khi bị vợ phản bội nên anh quyết tâm đem cát đi lấp biển. Cuối cùng kiệt sức nên đã chết và trở thành con Dã Tràng, ngày ngày xe cát biển đông.

Ý nghĩa rút ra:

Qua câu chuyện này, bố mẹ có thể dạy cho bé hiểu rằng con người nếu có lòng tham không đáy thì sẽ bị trừng phạt thích đáng. Đồng thời, câu chuyện cũng khuyên nhủ chúng ta rằng làm việc gì cũng phải biết suy nghĩ chín chắn, không nên làm việc phi thực tế.

24. Bảy điều ước

Truyện cổ tích bảy điều ước kể về hai anh em mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Người em thì hiền lành, chăm chỉ làm việc. Còn người anh thì lúc nào cũng làm biếng, ham chơi, rượu chè, cờ bạc.

Người em vì cứu giúp được cô tiên nên được tặng bảy điều ước. Tính tình tốt bụng nên người em đã dành tặng cho anh mình bốn điều ước và giữ lại cho mình ba điều.

Cuối cùng vì bản tính tham lam nên người anh đã phải trả giá thật đắt là cái chết. Còn người em vì thương anh nên đã dùng điều ước thứ ba để cứu anh mình.

Sau biến cố xảy ra, người anh đã thay tâm đổi tính và cùng người em cố chí làm ăn. Cả hai đều cưới được hai cô vợ xinh đẹp hiền dịu và sống cùng nhau hạnh phúc cả đời.

Ý nghĩa rút ra:

Sau khi đọc truyện cổ tích bảy điều ước chúng ta rút ra được bài học rằng  hãy luôn cố gắng sống hiền lành, tốt bụng. Làm việc chăm chỉ và siêng năng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

25. Dê đen dê trắng

Truyện cổ tích kể về dê đen và dê trắng trong lúc đi vào rừng kiếm ăn thì cùng gặp phải một con sói. Dê trắng khi gặp sói thì sợ rúm hết cả người, không dám chống cự nên đã bị con Sói ăn thịt.

Ngược lại, khi dê đen trong lúc đi gặm cỏ non và uống nước suối cũng gặp phải con sói kia. Nhưng với sự gan dạ và khôn khéo của mình con sói đã hoảng sợ ba chân bốn cẳng chạy vào rừng sâu.

truyện cổ tích dê đen và dê trắng

Ý nghĩa rút ra:

Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ đến các bạn nhỏ hãy dũng cảm, tự tin về bản thân mình. Cố gắng học tập và rèn luyện bản lĩnh mạnh mẽ để giải quyết mọi vấn đề. Sự sợ hãi sẽ giúp cho kẻ ác, cái xấu chiến thắng.

26. Của thiên trả địa

Ngày xưa có hai anh thanh niên nghèo nọ kết nghĩa với nhau làm anh em. Người tên Thiên thì vô cùng thông minh và sáng dạ, còn Địa thì hiền lành, chất phác. Cả hai đều làm nghề cày cuốc mướn.

Thấy Thiên thông minh lanh lợi, Địa liền nói với Thiên rằng tôi sẽ cố gắng làm việc để nuôi cả hai, còn anh thì hãy cố gắng học hành. Sau này anh thành tài thì hai chúng ta sẽ cùng hưởng vinh hoa phú quý.

Khoảng 10 năm sau, Thiên cuối cùng cũng đỗ trạng nguyên, trở thành quan lớn trong làng. Địa nghe tin rất vui mừng liền bán hết ruộng vườn đất đai để đi tìm Thiên. Nhưng Thiên đã thay lòng đổi dạ sai người đuổi Địa đi.

Nhờ vào sự giúp đỡ của cô tiên mà Địa đã có cuộc sống khá giả, nhà cao cửa rộng và người vợ xinh đẹp. Nghe tin Địa trở lên giàu có như vậy, Thiên bèn tìm đến và yêu cầu đổi công danh sự nghiệp của mình để đổi lấy tài sản và người vợ của Địa.

Cuối cùng hôm sau khi tỉnh rượu, Thiên giật mình phát hiện mình đang sống trong một căn chòi tồi tàn ở bên sông. Còn Địa giờ đây đã thay mình làm quan.

Ý nghĩa rút ra:

Câu chuyện cổ tích Việt Nam Của Thiên trả Địa muốn nhắn nhủ các bạn nhỏ hãy luôn nhớ câu “uống nước nhớ nguồn”. Không được lấy oán báo ơn, sống mà tính toán, ích kỷ thì trước sau cũng gặp quả báo.

27. Bà Chúa Bèo

Một năm nọ, ngôi làng kia gặp hạn mất mùa, lúa nghẹn đòng, cả làng có nguy cơ gặp nạn đói. Bên bờ ruộng có một cô bé dân làng ôm mặt khóc vì lo cho cả làng. Tiếng khóc của cô khiến Bụt hiện ra, Bụt nói rằng chỉ cần cô đưa cho Bụt món đồ quý nhất của mình thì cánh đồng lúa sẽ được cứu.

Cô bé đã đưa ra đôi hoa tai hình hoa dâu mà người mẹ quá cố tặng cô. Bụt đã biến đôi hoa tai này thành cây bèo và bảo cô bé chạm vào nó để nhân giống bèo lên. Sau khi bèo xuất hiện, cây lúa tươi tốt trở lại. Dân làng rất biết ơn cô bé và tôn cô thành Bà Chúa Bèo.

28. Sự Tích Hoa Ban

Ở bản làng nọ có cô gái tên Ban đẹp người đẹp nết, nàng đem lòng yêu chàng Khum khỏe mạnh, giỏi săn bắn làm nương. Nhưng cha nàng chê Khum nghèo, quyết gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vừa lười vừa gù.

Ban chạy đi tìm người yêu nhưng đúng lúc Khum đi xa, nàng bèn buộc chiếc khăn piêu của mình ở nhà Khum rồi trèo đèo vượt suối đi tìm chàng.

Cuối cùng nàng kiệt sức mà chết hóa thành hoa Ban. Còn Khum quay về biết chuyện bèn đi tìm người yêu nhưng mãi không thấy nên chết hóa thành chim, xuân đến hoa ban nở, chim tha thiết gọi bạn tình.

29. Sự Tích Con Bọ Hung

Ngày xưa trời cách mặt đất rất gần, gần đến nỗi chỉ cần con người vung chày giã gạo là có thể chạm vào bụng trời. Con người một lúc một đông, tiếng giã gạo mỗi lúc một nhiều. Điều này khiến nhà trời rất tức giận. Nhà trời bèn phái bọ hung xuống trần truyền lệnh cho con người rằng ba ngày mới được một bữa, mỗi bữa chỉ được ăn ba bát cơm.

Vì bọ hung có tính hay quên nên nó cứ lẩm nhẩm lại câu lệnh này và bị một người nông dân nghe được. Anh bèn nhảy ra hù dọa khiến bọ hung quên mất câu lệnh và sửa nó thành: ngày ăn ba bữa, ăn vặt không kể. Câu lệnh này đã khiến con người chăm giã gạo hơn, bọ hung thì bị nhà trời phạt đi hốt phân suốt kiếp còn nhà trời thì nâng trời lên cao, cách xa trần gian.

30. Quả Bầu Tiên

Ở một ngôi làng nọ có một cậu bé tính tình hiền lành, lương thiện. Một lần cậu cứu được một chú én nhỏ đang bị thương và lạc bầy. Sau khi chăm sóc cho én khỏe lại cậu bé đã thả én bay về với đàn để đi tránh rét. Mùa xuân tới, én quay về và mang cho cậu bé một hạt bầu giống.

Cậu bé trồng hạt giống này và thu hoạch được một quả bầu đầy vàng bạc, châu báu. Tên địa chủ trong làng biết chuyện bèn tìm một con én, bẻ gãy cánh nó rồi giả vờ mang về chăm sóc. Nhưng không ngờ lần này én lại mang về hạt giống quả bầu chứa đầy rắn rết và cắn chết tên địa chủ tham lam độc ác.

Lời kết

Trên đây là 30 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất mọi thời đại bạn không nên bỏ qua. Truyện sẽ là những bài học vô cùng quý giá để khuyên dạy con trẻ. Hy vọng qua những câu chuyện cố tích thiếu nhi trên sẽ giúp các bé rút ra được bài học hay và ý nghĩa trong cuộc sống cùng bố mẹ. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của trường cấp 3 Lê Hồng Phong. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi để cạp nhật nhiều tin tức bổ ích khác nữa nhé!

5/5 - (1 bình chọn)