Tiếng Hàn trở thành môn học “bắt buộc”từ lớp 3 đến lớp 12, cơ hội và thách thức với các cơ sở đào tạo
Vậy, những cơ hội và thách thức mà các cơ sở đào tạo phải đối mặt khi tiếng Hàn trở thành môn ngoại ngữ “bắt buộc” là gì?
1. Cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo tiếng Hàn ở THPT
Thứ nhất, nâng cao chất lượng người học. Việc tiếng Hàn được đưa vào giảng dạy ở bậc học phổ thông sẽ tạo nền móng kiến thức và kỹ năng vững chắc cho các thế hệ học sinh tương lai. Cùng với đó sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp thu, kỹ năng học tập và ứng dụng ngôn ngữ vào thực tiễn của người học; khắc phục tình trạng học sinh thiếu hụt kiến thức căn bản, chưa từng học, tiếp xúc với tiếng Hàn khi học THPT như hiện nay.
Thứ hai, mở rộng đầu ra cho học sinh đang theo học các các trường liên quan đến ngôn ngữ Hàn tại các trường. Năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, hai nước không ngừng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, giao lưu trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội… Đặc biệt, từ năm 2016, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Tính đến năm 2020, có khoảng 210.000 công dân Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc, cùng hàng trăm các công ty, tập đoàn lớn nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, học sinh, sinh viên các ngành học có liên quan đến ngôn ngữ Hàn Quốc có nhiều cơ hội đi thực tập hơn so với một số khối ngành ngôn ngữ khác. Việc tiếng Hàn được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên đại học đang theo học khối ngành này.
Thứ ba, là động lực để các cơ sở đào tạo tiếng Hàn tại THPT mở rộng quy mô đào tạo và học tập của trường khi tiếng Hàn trở thành ngôn ngữ “bắt buộc” tại đây.
Thứ tư, làm tăng sức hút và vị thế của ngành tiếng Hàn trong hệ thống khối ngành ngôn ngữ tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để ngành ngôn ngữ Hàn Quốc và các cơ sở đào tạo có thể tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều phía, trên nhiều phương diện nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển.
Thứ năm, là động lực để các cơ sở đào tạo tiếng Hàn tại THPT mở rộng quy mô, tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Hiện nay, để nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo thêm cơ hội học tập cho người học, nhiều cơ sở đào tạo tiếng Hàn ở các trường THPT không ngừng đẩy mạnh liên kết với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. Việc tiếng Hàn trở thành môn học “bắt buộc” là điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống giáo dục đồng bộ, chất lượng tạo tiền đề đẩy mạnh hợp tác giáo dục trong và ngoài nước.
2. Những thách thức cho các cơ sở đào tạo THPT
Trước tiên, các cơ sở đào tạo tiếng Hàn bậc THPT phải đối mặt với thách thức phải xây dựng được một chương trình đào tạo hợp lý. Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu mới của thực tiễn. Đồng thời phát huy tối đa năng lực người học.
Thứ hai, trong bối cảnh học sinh được đào tạo bài bản từ cấp học phổ thông thì việc kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên và đổi mới phương pháp giảng dạy là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công tác dạy – học đạt được hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, trong điều kiện số lượng học sinh có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
3. Đào tạo Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc tại THPT Lê Hồng Phong
Nắm bắt được xu thế phát triển của ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, Trường THPT Lê Hồng Phong đã xây dựng các điều kiện cần và đủ để chính thức tuyển sinh ngành học này từ năm 2022.
Chương trình đào tạo của THPT Lê Hồng Phong thiên về thực hành với 60% thời lượng nhằm đào tạo ra những học sinh tiếng Hàn thông thạo các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết; có kiến thức nền về văn hóa Hàn Quốc; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và có thái độ tốt.
Đặc biệt, khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc THPT Lê Hồng Phong quy tụ được đội ngũ giảng viên giỏi là các giáo viên bản ngữ Hàn Quốc và các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc.
Khẳng định mang đến cho học sinh ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc môi trường học tập hiện đại, văn minh.