Soạn bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Phần I – Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
1.1 Tính chất của văn bản thuyết minh
Tính chất của văn bản thuyết minh không phải nội dung nào khác mà nó chính là độ chính xác cần cao độ. Để đạt được mục đích này thì người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Đồng thời thì đối với những số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác. Không những vậy mà đối với ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.
2.2 Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
– Trong một bài văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng kết hợp các phương pháp để làm văn bản thuyết minh trở nên sinh động và gây ấn tượng hơn với người đọc:
+ Phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích: Trong phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích, người viết có thể nếu định nghĩa bằng cách định nghĩa, giải thích sự vật, sự việc đó.
+ Phương pháp liệt kê: trong phương pháp liệt kê này thì người viết có thể liệt kê những bộ phận của hiện tượng, sự việc đang được nhắc đến. Ví dụ như Bộ phần của một chiếc bàn học bao gồm mặt bàn, chân bàn, ngăn kéo…
+ Phương pháp nêu ví dụ: Người viết khi sử dụng phương pháp nêu ví dụ cũng có thể ví dụ cụ thể về một việc nào đó để chứng minh những lập luận của mình là đúng. Ví dụ như nêu ra sự gia tăng của dịch sốt xuất huyết thông qua thống kê của bộ y tế, chứng minh sự gia tang dân sô thông qua thống kê hàng năm…
+ Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh dùng để nhấn manh và làm nổi bật về sự vật, hiện tượng, người viết có thể so sánh hiện tượng này với những hiện tượng khác có nét tương đồng.
+ Phương pháp Phân loại, phân tích: phương pháp Phân loại, phân tích ở đây được coi là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong văn bản thuyết minh.
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
Đọc văn bản trong SGK và cho biết:
– Đối tượng của văn bản thuyết minh: Vẻ đẹp của đá và nước ở Hạ Long.
– Văn bản giúp người đọc hiểu một cách khách quan về đối tượng.
– Phương pháp thuyết minh chủ yếu:
- Phương pháp nêu định nghĩa giải thích: “Nước tạo nên sự di chuyển”.
- Phương pháp liệt kê: “Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng… giữa các đảo đá”
– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thêm là:
- Biện pháp nhân hóa: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận và có tri giác có tâm hồn”. “Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xóa lên, rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi”
- Biện pháp liên tưởng: Đá giống như con người “Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp Vịnh Hạ Long, già đi trẻ lại…”
Phần II – Luyện tập
Câu 1 ( trang 13 sgk Ngữ Văn 9)
a,
– Văn bản có tính chất thuyết minh.
– Tính chất ấy thể hiện qua đặc điểm: nêu ra định nghĩa về loài ruồi, phân loại ruồi, giải thích tập tính sống, sinh sản của loài ruồi.
– Phương pháp:
- Nêu định nghĩa: “Ruồi xanh thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới…”
- Phân loại: “Họ hàng con rất đông: Ruồi trâu, Ruồi vàng…”
- Sử dụng số liệu: “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn…”
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”
b,
– Điểm đặc biển của văn bản trên:
- Hình thức: Giống một văn bản hành chính công vụ (Văn bản pháp luật – định tội)
- Nội dung: Thuyết minh về loài ruồi.
– Biện pháp nghệ thuật:
- Nhân hóa: Loài ruồi – đặt chúng vào một phiên tòa xử kiện mà chúng trở thành bị cáo, có thể tự nói ra những lời biện hộ cho chính mình
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”, “Truyền cho chim, cóc, nhái, thằn lằn…”
c, Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi: vừa vui, vừa có thêm tri thức. khiến cho văn bản trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc vào câu chuyện, từ đó dễ dàng tiếp thu những tri thức trong văn bản thuyết minh hơn.
Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 9 )
Các biện pháp nghệ thuật được sứ dụng là: đoạn văn thuyết minh chim cú gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức về một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh mà các em cần nắm bắt. Hãy nắm chắc lý thuyết và công thức cơ bạn trước khi làm bài tập để đạt hiệu quả cao. Chúc các em áp dụng hiệu quả và học tập tốt trong môn ngữ văn lớp 9!