Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

28/07/2023 - admin

Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh đầy đủ và chi tiết. Đây là bài học yêu cầu sự chuẩn bị kĩ càng. Cùng THPT Lê Hồng Phong chuẩn bị bài học với bài viết dưới đây.

Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Đề 1: Thuyết minh về cái quạt

1. Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: cái quạt.

2. Thân bài

* Giới thiệu lịch sử ra đời của cái quạt:

– Từ xa xưa, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, con người đã dùng những vật dụng đơn giản để làm quạt: mo cau, lá chuối, lá cọ…

– Khi con người biết chế tạo ra những vật dụng thủ công: quạt nan…

– Khi khoa học kĩ thuật phát triển: chế tạo ra quạt chạy bằng điện…

* Phân loại và đặc điểm của từng loại:

– Quạt nan: quạt bản tròn, có tay cầm, thường làm bằng các chất liệu khác nhau như: mo cau, lá cọ, lục bình khô, nhựa dẻo…

– Quạt xếp: hình bán nguyệt khi xòe rộng, có thể xếp lại, thường làm bằng giấy hoặc vải dán trên khung xòe từ thanh tre nứa vót mỏng, ngày nay còn có loại làm bằng nhựa…

– Quạt điện: cấu tạo chủ yếu gồm động cơ điện, cánh quạt, nguyên lý hoạt động phức tạp…

* Công dụng: Tạo ra gió giúp làm mát cho con người nhất là trong thời tiết nóng bức của mùa hè.

* Ý nghĩa, vai trò: Vô cùng cần thiết, hữu ích trong đời sống con người.

3. Kết bài

– Đánh giá vai trò của chiếc quạt.

– Nêu đôi nét cảm nhận của em về chiếc quạt.

Đề 2: Thuyết minh về cái bút bi

1. MB: Giới thiệu về tầm quan trọng của bút bi

2. TB

a, Nguồn gốc, xuất xứ: được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930

– Ông phát hiện mực in giấy nhanh khô

– Quyết định, nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

– Bút bi ra đời

b, Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

– Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14- 15 cm được làm bằng nhựa dẻo, nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất

– Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc, mực nước

– Các bộ phận khác: nắp đậy, ghim gài, lò xo, nút bấm…

c, Phân loại:

– Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi, thị hiếu của người dùng

– Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài

– Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng

d, Nguyên lý hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn mực để tạo chữ

– Bảo quản: cẩn thận

e, Ưu điểm, khuyết điểm

– Ưu điểm

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh

– Khuyết điểm:

+ Vì viết nhanh nên dễ rây mực, chữ không có nét thanh đậm

+ Thường phải mua ngòi, thay bút mới khi hết mực

3. KB: Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của bút bi với cuộc sống của con người

Thuyết minh về chiếc áo dài

1. MB:

– Giới thiệu chủ đề: Điểm nhấn đặc biệt của văn hóa Việt Nam là chiếc áo dài – một trang phục truyền thống đẹp mắt và tinh tế của người phụ nữ Việt Nam.

– Câu hỏi đặt ra: Vì sao chiếc áo dài lại có tầm ảnh hưởng lớn và trở thành biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Việt Nam?

2. TB

a. Lịch sử và xuất sữ

– Trình bày về nguồn gốc và xuất xứ của áo dài từ những thời kỳ xa xưa.

– Đề cập đến sự phát triển và biến hóa của áo dài qua thời gian, từ trang phục của những người quý tộc đến trang phục dân gian phổ thông.

– Nhấn mạnh vai trò của áo dài trong việc thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống và giữ gìn bản sắc dân tộc.

b. Kiểu dáng và cấu tạo

– Mô tả chi tiết về kiểu dáng và cấu tạo của áo dài, bao gồm áo và váy.

– Đề cập đến độ dài, ôm sát cơ thể nhưng vẫn thoải mái và thanh lịch của chiếc áo dài.

– Liệt kê các chất liệu thường được sử dụng để may áo dài và tầm quan trọng của chúng trong việc tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của áo dài.

c. Biểu tượng văn hóa và vai trò

– Trình bày về ý nghĩa văn hóa và biểu tượng của chiếc áo dài trong tâm hồn người Việt.

– Đánh giá vai trò của áo dài trong việc thể hiện lòng tự hào về văn hóa truyền thống và tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam.

– Đề cập đến sự phổ biến và ứng dụng của áo dài trong nhiều lĩnh vực như thời trang, nghệ thuật, và giáo dục.

3. KB:

– Tóm tắt những điểm chính đã trình bày về chiếc áo dài và giá trị văn hóa của nó đối với người Việt Nam.

– Kết luận với tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của áo dài trong bối cảnh hiện đại.

– Khuyến khích sự tự hào và yêu quý văn hóa truyền thống, cùng với việc duy trì và phát triển chiếc áo dài – biểu tượng đẹp mắt của người phụ nữ Việt Nam.

Đề 4: Thuyết minh về chiếc nón

1. MB

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: chiếc nón

2. TB

* Xuất xứ, lịch sử ra đời:

– Từ 2500 -3000 năm trước công nguyên đã xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh…

– Là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

* Đặc điểm, cấu tạo:

– Chất liệu: Được làm bằng nhiều loại lá khác nhau (Lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón… nhưng chủ yếu làm bằng lá nón)

– Hình dáng: Thường có hình chóp, ngoài ra có một số loại nón rộng và làm phẳng đỉnh.

– Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mỏng, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.

* Phân loại: Nón ngựa, nón quai thao, nón bài thơ, nón rơm, nón cời…

=> Hết sức đa dạng về mẫu mã.

* Công dụng: Che nắng, che mưa…

* Ý nghĩa, vai trò:

– Là một biểu tượng nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.

– Trở thành nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca, nhạc họa (Hình ảnh chiếc nón bài thơ…).

3. KB

– Đánh giá lại vai trò của chiếc nón.

  • Nêu cảm nhận của em đối với chiếc nón.

Lời kết 

Trên đây là những dàn ý gợi ý cho bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh mà THPT Lê Hồng Phong tổng hợp lại. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích mang lại hiệu quả học tập.

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE