Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

26/07/2023 - admin

Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn đã làm rõ bản chất đối lập giữa thiện và ác, qua đó tác giả đề cao cái thiện, phê phán cái ác, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp. Hãy cùng chuẩn bị bài học với bài viết Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn của THPT Lê Hồng Phong.

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

 

Bài viết bao gồm những thông tin về tác giả-tác phẩm, nội dung chính và trả lời những câu hỏi cuối bài.

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn hay và chi tiết

Cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.

– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.

– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân. – Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).

– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.

– Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

  • “Truyện Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng đầu những năm năm mươi của thế kỉ XIX.
  • Truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.

b. Thể loại

  • Truyện thơ Nôm
  • Có nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản thường dùng hiện nay có 2082 câu thơ.

c. Vị trí đoạn trích

  • Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” nằm ở phần thứ hai của truyện.
  • Nội dung: Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đang trên đường trở về. Vốn có lòng đố kỵ, Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.

d. Bố cục đoạn trích

Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng”. Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại.
  • Phần 2. Còn lại. Lục Vân Tiên được giao long giúp, rồi được Ngư ông cưu mang.

B. Đọc – hiểu văn bản

1. Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại

– Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: mù lòa, bơ vơ nơi đất khách quê người.

– Hoàn cảnh thực hiện hành động: Trịnh Hâm nhân lúc đêm khuya lặng lẽ, trời tối để ra tay.

– Nguyên nhân: vốn ghen ghét, đố kỵ với tài năng của Lục Vân Tiên từ trước.

– Diễn biến: Xô Lục Vân Tiên xuống sông, giả vờ hô hào để mọi người tỉnh dậy cứu.

=> Trịnh Hâm mưu hại Lục Vân Tiên nhưng lại mượn danh nghĩa giúp đỡ. Như vậy, người đọc có thể thấy được sự độc ác đã thấm vào máu thịt của con người này.

2. Lục Vân Tiên được giao long giúp, rồi được Ngư ông cưu mang

– Vân Tiên rơi xuống nước nhưng không chết mà được Giao lòng dìu vào, lại được Ngư ông giúp đỡ.

– Hành động: Cả nhà lo lắng, cứu chữa cho Vân Tiên “Hối con vầy lửa một giờ/Ông hơ bụng dạ, mu hơ mặt mày”. Sự tận tình, chu đáo của gia đình Ngư ông.

– Khi Vân Tiên tỉnh dậy, kể lại rõ sự tình của bản thân. Ngư ông động lòng thương và yêu cầu Vân Tiên ở lại cùng ông. Cho thấy tấm lòng thương người, hào hiệp của ông.

– Khi Vân Tiên tỏ ý không biết báo đáp ơn nghĩa thế nào, Ngư ông vẫn sẵn sàng cưu mang mà không mong sự báo đáp.

– Cuộc sống của gia đình Ngư ông: không màng danh lợi, vô cùng đơn giản và tránh xa những tính toán nhỏ nhen, ích kỷ.

C. Trả lời câu hỏi

Câu 1:

Chủ đề đoạn trích : qua sự đối lập thiện và ác, tác giả đề cao cái thiện, phê phán cái ác, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp.

Câu 2:

– Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn : Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, tin tưởng mình. Hơn nữa, Trịnh Hâm đã phản bội bạn bè và vụ lợi cá nhân, đẩy người khác xuống sông vào đêm tối tăm để che giấu hành vi xấu xa này. Chỉ vì ganh ghét, đố kị mà thực hiện tội ác có chủ đích : Chọn lúc đêm khuya vắng lặng để đẩy Vân Tiên xuống sông, xong còn giả tiếng kêu trời, ra bộ không liên quan.

– Nghệ thuật của đoạn thơ : rất ngắn gọn (6 câu) nhưng rất mạch lạc, kết cấu hoàn chỉnh. Đoạn thơ ngắn cũng diễn tả tính chất nhanh gọn của hành động.

Câu 3:

Đối lập với cái ác, cái thiện trong đoạn trích được thể hiện rất rõ nét qua nhiều phương diện:

– Đó là việc ông Ngư và cả gia đình đã cứu sống Vân Tiên hết sức tận tình, chu đáo.

– Hai câu thơ: “Hối con vầy lửa một giờ/ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày” đã ẩn chứa bao ân tình của cả một gia đình vợ chồng, con cái đối với người gặp nạn.

– Sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn, chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc nhưng đầm ấm tình người.

– Làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp.

* Bằng đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường. Đó là quan điểm nhân dân tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4:

Đoạn thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã. Đoạn cuối nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, con người với thiên nhiên hòa nhập.

Lời kết

Trích đoạn Lục Vân Tiên gặp nạn là mội đoạn trích tiêu biểu của cả truyện mang ý nghĩa sâu sắc. Mong rằng bài viết Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn của THPT Lê Hồng Phong sẽ giúp các em trong quá trình học tập.

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE