Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ văn lớp 9

26/07/2023 - admin

Bài thớ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là một tác phẩm hay và ý nghĩa của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ thể hiện tình yêu của người mẹ với người con dù trong hoàn cảnh chiến tranh, mẹ luôn yêu thương con thắm thiết, mong con lớn khôn, khỏe manh. Tình yêu đó của mẹ còn gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước.

soạn bài Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ

Hãy cùng tìm hiểu bài thơ này qua bài viết Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của THPT Lê Hồng Phong nhé.

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ văn lớp 9 hay và chi tiết

Bài học ngày hôm nay sẽ được khám phá qua 3 phần: tìm hiểu chung về tác giả-tác phẩm, đọc-hiểu văn bản, trả lời câu hỏi cuối bài.

A. Tìm hiểu chung

1. Tác giả – Nguyễn Khoa Điềm

– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, trong một gia đình trí thức cách mạng.

– Quê của ông ở làng An Cựu, thành phố Huế.

– Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm về quê hương miền Nam tham gia chiến đấu.

– Ông thuốc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

– Nguyễn Khoa Điềm từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (khóa V), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.

– Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.

b. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Mai sau con lớn vung chày lún sân”: Lời ru khi mẹ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi”. Lời ru trong lao động sản xuất.
  • Phần 3. Còn lại. Lời ru trong chiến đấu.

c. Ý nghĩa nhan đề

– Khúc hát ru: gợi về những âm hưởng sâu lắng quen thuộc trong tâm hồn mỗi người.

– Những em bé: hình ảnh khái quát về một thế hệ những con người được nuôi dưỡng, lớn lên từ những lời ru của mẹ.

=> Ca ngợi người mẹ miền núi nói riêng, cũng như người mẹ Việt Nam nói chung. Đó là những người phụ nữ bình dị, tần tảo và giàu đức hy sinh.

B. Đọc – hiểu văn bản

1. Lời ru trong lao động sản xuất

a. Đoạn thơ đầu tiên:

Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.

– Cách gọi: “Em cu Tai” – đầy thân thương, tình cảm. Công việc giã gạo tuy vất vả nhưng tình yêu mẹ dành cho con lại vô cùng sâu sắc.

– Hai mẹ con như chung cùng một nhịp đập: “nhịp chày nghiêng – giấc ngủ em nghiêng”, “mồ hôi mẹ rơi” – “má em nóng hổi”.

– Tấm thân của mẹ chở che cho con: “vai gầy” – làm gối, “lưng” – đưa nôi còn “trái tim” – hát thành lời.

b. Đoạn thơ thứ hai:

– Tình cảm của mẹ: không chỉ yêu thương con sâu sắc mà con yêu thương bộ đội ngày đêm chiến đấu vì đất nước.

– Hai câu cuối: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần…” – gửi gắm một ước mơ, về con trong tương lai sẽ trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cường tráng.

2. Lời ru trong lao động sản xuất

a. Đoạn thơ đầu tiên:

Hình ảnh mẹ vừa địu con, vừa tham gia lao động sản xuất.

– Điệp cấu trúc: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi/Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” mang âm hưởng lời ru ngọt ngào.

– Hình ảnh đối lập: “lưng núi to mà lưng mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, vất vả của mẹ trong công việc lao động.

– Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”: nếu mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật thì “mặt trời của mẹ” chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ.

b. Đoạn thơ thứ hai:

– Tình yêu thương của mẹ không chỉ dành cho con mà còn cả dân làng phải chịu đói khổ trong những năm chiến tranh.

– Hai câu cuối: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều…” gửi gắm về ước tương lai con sẽ trở thành một dũng sĩ “phát mười Ka-lưi” đem lại cuộc sống no đủ cho dân làng.

3. Lời ru trong chiến đấu

a. Đoạn thơ đầu tiên:

Hình ảnh mẹ vừa địu con vừa tham gia chiến đấu.

– Khi giặc đến, mẹ phải “chuyển lán, đạp rừng”, cùng với mọi người bảo vệ căn cứ chiến đấu của bộ đội.

– “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”: mẹ xông pha vào nơi chiến trường Trường Sơn ác liệt, hai chữ “trận cuối” thể hiện một niềm tin chiến thắng.

– Hình ảnh em vẫn ngủ trên lưng mẹ gợi sự yên bình trong chiến tranh.

b. Đoạn thơ sau:

– Tình thương của mẹ mở rộng ra dành cho đất nước.

– Hai câu cuối: “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ…” gợi ước mơ con trưởng thành được gặp Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, khi đó đất nước sẽ tự do, độc lập.

C. Đọc – trả lời câu hỏi

Câu 1: 

– Cách lặp đi, lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi sự nhịp nhàng của cánh nôi đưa.

=> Thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ giành cho em, mong em lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.

Câu 2:

– Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ:

+ Người mẹ Tà-ôi vừa ru con ngủ vừa làm công việc kháng chiến.

+ Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội.

+ Mẹ ru con khi tỉa bắp.

+ Mẹ ru con trong khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ.

+ Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước.

=> Chính điều đó đã làm nên nét vĩ đại của người mẹ Tà-ôi.

Câu 3:

– Hình ảnh “mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật.

– Còn “mặt trời của mẹ” là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa con chính là lẽ sống, niềm tin trong cuộc sống của mẹ. Tình yêu của mẹ dành cho con cũng vĩnh cửu giống như ánh mặt trời của tự nhiên.

Câu 4:

– Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu đằm thắm, lớn lao.

– Mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của mẹ qua ba khúc ru:

+ Mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn “Vung chầy lún sân” giã những hạt gạo trắng ngần.

+ Mẹ địu con ra trận nên mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ thấy đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp và “Mai sau con lớn làm người tự do”.

=> Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, đi từ quê hương tới đất nước.

Câu 5:

– Tình yêu con của người mẹ gắn liền với tình yêu bộ đội, yêu buôn làng gian khổ, yêu đất nước.

– Những mong ước của mẹ cũng là mong ước cho con, cho làng, cho đất nước, mong con lớn giã gạo nuôi bộ đội, phát rẫy nuôi làng và cầm súng ra trận, cả gia đình ra trận, cả đất nước ra trận. Tất cả vì độc lập tự do của dân tộc.

Lời kết

Trên đây là nội sung bài soạn bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mà THPT Lê Hồng Phong tổng hợp lại được. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập.

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE