Soạn bài Cố hương văn mẫu lớp 9 hay nhất

24/07/2023 - admin

Bài thơ “Cố hương” của Hàn Mặc Tử lưu loát, tình cảm và tạo nên hình ảnh cảm động về quê hương, tuổi thơ và tình yêu lứa đôi. Đây là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Việt Nam. Mời các em tham khảo bài soạn Cố Hương dưới đây do trường THPT Lê Hồng Phong đảm nhận để hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Phần I. Tìm hiểu chung

Đôi nét về tác giả và tác phẩm

1.Tác giả

a. Tiểu sử

– Lỗ Tấn sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc trong một gia đình quan lại đã sa sút.

– Cha ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thụy. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua việc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian.

– Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ “Lỗ”. Thuở nhỏ ông thường đi học muộn, ông đã tự tay cầm dao thích chữ Tấn trên mặt bàn học để nhắc nhở bản thân phải nhanh nhẹn khẩn trương. Chính vì vậy sau này khi viết văn ông đã lấy bút danh là Lỗ Tấn.

b. Sự nghiệp

– Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol.

– Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật ký người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol.

– Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn.

– Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học hải ngoại ra tiếng Hán.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

– Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)

b. Tóm tắt tác phẩm

Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người bạn đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu… đang làm ăn sinh sống): suy nghĩ nhân vật tôi trên con đường về quê

– Phần 2 (tiếp…sạch như trơn quét): tác giả đau xót trước thực tại tiều tụy, nghèo túng của quê hương

– Phần 3 (còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai

Phần II. Đọc hiểu văn bản

Tìm hiểu chi tiết văn bản

Soạn bài Cố Hương văn mẫu lớp 9 bản hay nhất

Câu 2 (trang 218 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và “tôi”- bạn thời thơ ấu của Nhuận Thổ

– Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm, vì là nhân vật quan sát, thể hiện mọi sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ. Nhân vật tôi là người ngồi thuyền về quê, ở quê, ngồi thuyền xa quê và suy ngẫm về khoảng cách giữa con người với ước vọng về xã hội tốt đẹp

Câu 3 (trang 218 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ

+ Cậu bé linh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng

+ Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy

– Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành

+ Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm

+ Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…

+ Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông

→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử

Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành

Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:

– Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam

– Nông thôn thay đổi

+ Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả

+ Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại , thân hào đày đọa

→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ

Câu 4 (trang 179 sgk ngữ văn 9 tập 1)

– Đoạn (a) chủ yếu theo phương thức tự sự:

+ Kể lại sự việc khi hai người xa nhau: nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ

+ Phương thức biểu cảm, nêu tình cảm của mình với Nhuận Thổ

– Đoạn (b) phương thức chủ yếu là miêu tả

Tác giả muốn so sánh, làm nổi bật sự thay đổi đột ngột của Nhuận Thổ từ trước cho tới giờ

+ Tác giả miêu tả khuôn mặt, đôi mắt, nước da, bàn tay, dáng điệu

+ Nhuận Thổ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, tiều tụy và mụ mẫm đầu óc

– Đoạn (c) phương thức nghị luận

+ Thức tỉnh mọi người phải tạo ra con đường mới, thay đổi nông thôn và xã hội Trung Quốc

+ Làm cuộc cách mạng để thay đổi xã hội, hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn

Phần III. Luyện tập

Bài 1 (trang 219 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Chọn đoạn văn mà em thích nhất trong tác phẩm để học thuộc

Bài 2 (trang 219 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ
Nhuận Thổ khi còn nhỏ Nhuận Thổ lúc đứng tuổi
Hình dáng Nước da bánh mật, mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm

– Bàn tay thô kệch, nứt nẻ

– Mặt nhiều nếp nhăn

Động tác Tay lăm lăm cầm đinh ba, cổ đâm theo con tra Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính
Giọng nói Hồn nhiên, lưu loát Lễ phép, cung kính
Thái độ với “tôi” Thân thiện, cởi mở Xa cách, cung kính
Tính cách Hồn nhiên, thông minh, lanh lợi Khúm núm, e dè, khép nép

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung bài soạn tác phẩm Cố Hương . Mong bài viết trên sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan về bài và chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp. Chúc các em áp dụng hiệu quả và học tập tốt trong môn ngữ văn lớp 9!

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE