Phương Pháp STEAM Là Gì? Cách Thiết Kế Lớp Học STEAM Hiệu Quả

25/02/2024 - admin

Phương pháp STEAM là một phương thức giáo dục mới, kỳ vọng sẽ đem đến những hiệu quả tích cực cho người học. Hãy cùng trường THPT Lê Hồng Phong tìm hiểu về STEAM là gì và phương pháp thiết kế lớp học STEAM hiệu quả nhé.

Phương pháp STEAM
Phương pháp STEAM

Phương pháp STEAM là gì?

Phương pháp STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp đủ 5 lĩnh vực bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (Toán học) để trang bị cho trẻ đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực này.

STEAM kích thích sự tò mò của trẻ về thế giới xung quanh, khuyến khích trẻ chủ động sáng tạo để tìm tòi và giải quyết các vấn đề gặp phải. Mỗi bài học trong chương trình là các tình huống thực tế để trẻ vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề trong cuộc sống đồng thời rèn luyện và phát triển các kỹ năng quan trọng.

Khám phá mô hình học STEAM

Khám phá mô hình học STEAM hiệu quả
Khám phá mô hình học STEAM hiệu quả

Phương pháp học STEAM cần có sự liên kết hợp lý giữa những tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập của người học để giáo viên có thể xây dựng nên chương trình giảng dạy phù hợp:

  • Trải nghiệm học STEAM thực sự sẽ bao gồm sự lồng ghép từ hai lĩnh vực trở lên ( Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học – Nghệ thuật) trong quá trình học và học sinh được đánh giá trên trên từng lĩnh vực đã học.
  • Học sinh được đánh giá không chỉ dựa trên kết quả cuối cùng mà là trong suốt các hoạt động của quá trình học, dựa trên các tiêu chí như: khả năng tiếp thu, hợp tác làm việc nhóm, nhạy bén tư duy,….
  • Đặc biệt nhất STEAM khuyến khích học sinh tận dụng và phát huy khả năng sáng tạo cũng như khả năng cảm thụ nghệ thuật để tự đưa nhận xét sau mỗi buổi học.

Cách thiết kế lớp học STEAM hiệu quả

Một lớp học theo phương pháp STEAM “chính hiệu” sẽ được xây dựng trong 6 bước. Trong mỗi bước, giáo viên xây dựng giáo án STEAM cần đảm bảo cả về nội dung sáng tạo trong cách tiếp cận chủ đề học và cả những tiêu chí đánh giá học sinh. Sau đây là 6 bước thiết kế nội dung học theo phương pháp STEAM hiệu quả cho tất cả các lĩnh vực hướng đến.

Bước 1: Mục tiêu

Mục tiêu
Mục tiêu

Trong bước này, giáo viên sẽ lựa chọn những câu hỏi liên quan để chủ đề học để trả lời hoặc để giải quyết vấn đề. Cần phải có một mục tiêu rõ ràng về những câu hỏi và vấn đề mà chủ đề trong buổi học mà phương pháp STEAM sẽ hướng đến.

Bước 2: Chi tiết 

Trong quá trình lên chi tiết cho buổi học, giáo viên cần khai thác tốt những yếu tố sẽ giúp học sinh phát huy tốt nhất khả năng của mình. Việc dành thời gian để quan sát mối liên kết giữa các lĩnh vực hoặc đặt câu hỏi cho vấn đề trước mắt, học sinh sẽ bắt đầu nhận thức được những thông tin cốt lõi, từ đó hình thành nên kỹ năng xử lý tình huống.

Bước 3: Khám phá

Khám phá
Khám phá

Để có thể khám phá, người học và người dạy cần chủ động trong việc tìm kiếm thông tin và có mục tiêu học và dạy rõ ràng. Trong bước này, học sinh sẽ tìm kiếm thông tin cho vấn đề hiện hữu. Ở vai trò giáo viên, người dạy cần tận dụng giai đoạn này để vừa phân tích những kỹ năng còn thiếu của học sinh, vừa hỗ trợ học sinh rèn luyện thêm những kỹ năng còn thiếu.

Bước 4: Áp dụng

Trong các bước thì học sinh thường thích bước này nhất vì các em được tự tay thực hiện và áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế.

Sau khi đã đào sâu nghiên cứu vấn đề bằng việc đặt câu hỏi và tư duy suy luận những hướng giải quyết khả thi, bây giờ các học sinh sẽ được thử nghiệm độ hiệu quả của những phương án do tự mình đề ra. Trong quá trình này, các em sẽ rèn luyện những kỹ năng, ôn tập và thử nghiệm những kiến thức đã học.

Bước 5: Trình bày

Trình bày
Trình bày

Sau khi học sinh đã đưa ra được giải pháp cho vấn đề, bước tiếp theo các em cần làm là trình bày ý tưởng của mình. Điểm quan trọng của bước trình bày, chính là giúp các em rèn luyện sự tự tin thể hiện ý kiến và quan điểm cá nhân, rèn luyện khả năng hùng biện để bảo vệ ý tưởng của mình, cũng như nâng cao khả năng tiếp nhận ý kiến đóng góp từ người khác.

Bước 6: Liên kết

Bước cuối cùng này sẽ giúp học sinh liên kết toàn bộ quá trình học. Trong bước này các em sẽ dành thời gian để đánh giá và nhìn nhận quá trình phát triển của bản thân cũng như những kiến thức và kỹ năng mà các em đã học được. Thông qua quá trình này, học sinh có thể tự đưa ra nhận định những phần việc các em đã làm trong quá trình giải quyết vấn đề và để có thể đưa ra giải pháp tốt hơn cho những tình huống tương tự.

Ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục trẻ

Ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục trẻ
Ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục trẻ

Qua nhiều kết quả nghiên cứu cùng sự trải nghiệm thực tế đúc kết được, các chuyên gia và phụ huynh đều đồng tình trước nhận định rằng, tính ứng dụng phương pháp Steam trong giáo dục hiện nay rất cao. Vì thế, sẽ lý tưởng hơn nếu trẻ được làm quen, tiếp xúc với cách giáo dục này sớm. Điều đó sẽ tạo ra tiền đề tốt để trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.

Lời kết

Với những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết mong rằng đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp STEAM và giải đáp được những băn khoăn của mình về phương pháp này. Giáo dục STEAM là phương pháp khơi gợi khả năng sáng tạo niềm đam mê học tập để mang đến cho trẻ nền tảng tư duy vững chắc ngay từ độ tuổi mầm non.

Rate this post
CLOSE
CLOSE