Top 20+ nguyên nhân tiềm ẩn gây cháy nổ cho trường học

Một vài năm trở về đây, hiện tượng cháy nổ xảy ra rất thương xuyên gây đến những thiệt hại và mất không hề nhỏ. Trường học là nơi tập trung rất nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy nơi đây cần phải được bảo vệ và có những biện pháp PCCC sát sao nhất. Để có những biện pháp phòng tránh hiệu quả, trước tiên bạn cần nhận biết trước những nguyên nhân tiềm ẩn gây cháy nổ có thể xảy ra.
Bài viết này, trường THPT Lê Hồng PHong sẽ liệt kê ra một số nguyên nhân gây cháy nổ rất dễ xảy ra hỏa hoạn. Trong đó có những nguyên dp mà bạn không thể ngờ tới từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng xem ngay nhé!
Nguyên nhân gây cháy nổ cơ bản rất dễ xảy ra
Dưới đây là 13 nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến nhất mà bạn nên tham khảo để có những biện pháp phòng tránh kịp thời:
1. Sự cố điện
Việc tự ý mắc thêm các thiết bị điện, không chú ý các bộ phận như dây dẫn điện chưa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, không được kiểm tra hay thay thế kịp thời dẫn đến bị lão hóa và bong tróc lớp vỏ cách điện chính là nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu hiện nay.
2. Điện thoại di động, thiết bị sạc
Điện thoại di động và các thiết bị sạc là những vật dụng vô cùng phổ biến hiện nay, tuy nhiên ít ai nhớ đến chuyện trang bị các phụ kiện đảm bảo an toàn và có khả năng chống cháy nổ.
Ngoài ra, việc sử dụng những thiết bị có chất lượng kém luôn tiềm ẩn nguy cơ chập điện rất cao. Đặc biệt là với các loại điện thoại thông minh có vi mạch phức tạp, chỉ cần xảy ra một chút vấn đề là có thể gây nổ hoàn toàn thiết bị.
3. Hệ thống đèn
Hệ thống đèn chiếu sáng như bóng đèn hay phụ kiện đèn đều có khả năng tính nhiệt, do đó hãy kiểm tra xung quanh khu vực chiếu sáng có bất cứ vật dụng nào dễ bắt lửa hay không, chẳng hạn như những tấm gỗ ốp hay gỗ trần.
4. Các thiết bị có nhiệt độ cao
Các thiết bị có nhiệt độ cao thường được sử dụng trong công nghiệp như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy hay các bể chứa nhiên liệu, chỉ cần gặp một tia lửa điện hoặc một đốm lửa nhỏ cũng có khả năng cao dẫn đến hỏa hoạn. Cần nắm các kiến thức về các thiết bị có nhiệt độ cao là nguyên nhân gây cháy nổ và các biện pháp phòng chống rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị điện có nhiệt độ cao và công suất lớn như bếp điện từ hay bàn ủi thường xuyên cũng tăng khả năng gây chập mạch.
5. Sự cố gas
Bếp gas là dụng cụ nấu ăn được nhiều người dân sử dụng. Tuy nhiên, chính việc sử dụng sai cách như không khóa van bình khi không nấu ăn, tắt bếp, khóa van chưa đúng quy trình, sử dụng bình gas kém chất lượng hoặc tự chế tạo bình gas chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cháy nổ.
6. Hút thuốc trong phòng ngủ
Phòng ngủ là một trong những khu vực bạn nên hạn chế hút thuốc. Bởi một điếu thuốc không đúng chỗ có thể tồn tại trong nhiều giờ và là nguy cơ dẫn đến hỏa hoạn. Nó rất dễ bùng lên thành một đám cháy khi tiếp xúc với những đồ vật dễ bắt lửa, trong đó có một số món đồ nội thất.
Theo một số nghiên cứu khoa học, những trường hợp tử vong do hỏa hoạn có đến 73% bắt nguồn từ các khu vực như phòng khách và phòng ngủ. Việc xử lí tàn thuốc hay thuốc cháy trong phòng là nguyên nhân gây cháy nổ khá phổ biến.
7. Đốt rác
Trong các dịp lễ tết truyền thống, người dân Việt Nam thường có thói quen đốt rác, đốt cỏ, tảo mộ… Có 1 số trường hợp do sơ suất vứt tàn thuốc lá xung quanh nơi tảo mộ hay đốt rác trên núi khiến xảy ra hỏa hoạn bất ngờ
8. Thờ cúng
Người dân Việt Nam thường có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà. Các hoạt động như đốt nến, thắp nhang hay đốt vàng mã mà không cẩn thận loại bỏ những vật dụng dễ cháy như khăn trải bàn, dầu hòa, giấy, hoặc để đám cháy bị thổi lan ra tiếp xúc với cỏ, lá khô,… cũng gây ra hỏa hoạn khôn lường.
9. Sử dụng nến
Nếu bạn có thói quen sử dụng chúng, hãy để nến trên những giá đỡ cố định và đặt tại các bề mặt phẳng. Đặc biệt, cần tuyệt đối tránh xa những vật liệu dễ bắt lửa, đồng thời đặt cách xa trẻ em và vật nuôi.
Khi ra ngoài hoặc không cần sử dụng thì đừng quên thổi tắt chúng. Tưởng chừng như nhỏ nên đây sẽ là những nguyên nhân gây cháy nổ mà chúng ta không nghĩ tới.
10. Sử dụng pháo
Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có quy định việc nhân dân được phép mua bán và sử dụng một số loại pháo, các cửa hàng trên địa bàn cũng có quyền được kinh doanh mặt hàng này nếu đúng quy định. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến nguyên nhân gây cháy nổ. Ngoài ra, việc tàng trữ trái phép một khối lượng lớn pháo hoa cũng dễ dẫn đến cháy nổ và hỏa hoạn lớn.
11. Bình xăng xe máy
Trong những năm gần đây, hỏa hoạn, cháy lớn xảy ra do bình xăng xe máy không còn quá xa lạ. Đây là nguyên nhân gây cháy nổ chính từ xe máy.
12. Sét đánh
Cháy do sét đánh tuy khá hiếm nhưng cũng không phải hoàn toàn không có, đặc biệt là những tòa nhà cao tầng khi trời mưa rất dễ bị tia lửa điện đánh trúng.
Sét đánh là trường hợp ít xảy ra nhưng nếu đã xảy ra thì thiệt hại mang đến sẽ rất lớn. Tìm hiểu nguyên nhân gây cháy nổ và các biện pháp phòng chống sét đánh khi xây dựng để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
13. Áp suất thay đổi đột ngột
Áp suất thay đổi đột ngột thường là nguyên nhân gây cháy nổ lớn. Đổ nước nguội vào nước kim loại nóng chảy sẽ gây nổ, bởi nước nguội gặp nhiệt độ cao nhanh chóng bốc hơi, dẫn đến tình trạng tăng áp suất đột ngột. Chẳng hạn như, chất pH3 bình thường không phải vật liệu gây nổ, nhưng khi hạ áp thấp xuống lại tiềm ẩn nguy cơ rất cao.
Các nguyên nhân gây cháy nổ trong khu vực trường học cần lưu ý
Trường cấp 3 Lê Hồng Phong chúng tôi sẽ đưa ra các nguyên nhân theo từng khu vực trong trường học. Khu vực nào cũng có nguy cơ xảy ra cháy nổ hỏa họa. Chính vì vậy cần biết một số nguyên nhân sau để có thể phòng tránh trước khi sự viện xảy ra không mong muốn.
1. Nguyên nhân gây cháy nổ khu vực hội trường, phòng học
Có nhiều nguyên nhân gây cháy đối với khu vực hội trường, giảng đường, phòng học:
- Do sơ xuất bất cẩn trong việc sử dụng thiết bị điện gây cháy.
- Do vi phạm quy định an toàn khi sử dụng điện, sử dụng lửa trần như hút thuốc trong hội trường, giảng đường, phòng học.
- Do đốt phá hoại, đốt trả thù mâu thuẫn cá nhân gây cháy…
2. Khu vực phòng thí nghiệm, thực nghiệm
- Do sai sót nhầm lẫn trong sắp xếp, bảo quản, sử dụng chất cháy, nguồn nhiệt khi thí nghiệm, thực nghiệm bởi nhân viên thí nghiệm chưa được tiếp cận hóa chất mới; do người thực tập thí nghiệm thực hiện…
- Do nhân viên thí nghiệm không chấp hành đúng các quy định an toàn trong thí nghiệm, để lẫn các loại hóa chất kị nhau, xảy ra phản ứng, gây cháy.
- Do thiếu trách nhiệm hướng dẫn phòng cháy chữa cháy, kiểm tra của cán bộ có trách nhiệm trông coi, quản lý, hướng dẫn thí nghiệm.
- Do sự cố các thiết bị máy móc thí nghiệm… trong quá trình thí nghiệm gây cháy.
- Do sự cố thiết bị điện làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
3. Nguyên nhân gây cháy phòng máy tính
- Do sự cố kỹ thuật các thiết bị máy tính, điều hoà nhiệt độ, hệ thống thiết bị điện trong phòng máy tính làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
- Do quá tải, ngắn mạch trên hệ thống đường dây dẫn điện
- Do người sử dụng, bảo quản có những sai sót trong thao tác vận hành làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
- Do đốt phá hoại nhằm trả thù mâu thuẫn cá nhân, che dấu hành vi phạm tội…
- Do vi phạm quy định về PCCC, thiếu thiết bị phòng cháy chữa cháy như sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong phòng máy tính.
4. Nguyên nhân gây cháy nổ thư viện
- Do vi phạm quy định về thiết bị PCCC như đun nấu, thắp hương thờ cúng, hút thuốc trong thư viện.
- Do sơ suất trong sử dụng điện. Nhân viên thư viện, người đọc đã sử dụng không đúng các thiết bị điện làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
- Do đốt phá hoại nhằm trả thù mâu thuẫn cá nhân, che dấu hành vi phạm tội như trộm, cắp trong thư viện rồi đốt…
5. Khu vực ký túc xá của sinh viên
- Do vi phạm các quy định PCCC trong ăn, ở, sinh hoạt tại ký túc xá. Trong ký túc xá, có thể xảy ra vi phạm quy định về PCCC như trong sử dụng thiết bị điện (đun, nấu, dùng chao đèn điện bằng giấy…)
- Do sự cố thiết bị điện. Hiện nay, có nhiều sinh viên sử dụng máy tính, đài… và các thiết bị tiêu thụ điện này đều có thể xảy ra sự cố làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
- Do sơ xuất sử dụng chất cháy. Chất cháy trong ký túc xá của sinh viên có nhiều loại khác nhau trong đó có những loại có tính nguy hiểm cháy cao như xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. Trong quá trình sinh hoạt, nếu sơ xuất có thể dẫn đến xảy ra cháy.
- Do thiếu kiến thức PCCC. Hầu hết sinh viên hiện nay đều không được trang bị kiến thức về nguy hiểm cháy, nổ và các giải pháp phòng ngừa.
6. Nguyên nhân gây cháy khu vực bếp ăn, căng tin
- Do sơ suất trong sử dụng điện. Sử dụng điện quá tải trong đun nấu, sinh hoạt như hệ thống điều hòa…
- Do vi phạm quy định về PCCC như đun nấu, thắp hương thờ cúng, hút thuốc trong bếp ăn, căng tin.
- Do đốt phá hoại nhằm trả thù mâu thuẫn cá nhân, che dấu hành vi phạm tội như trộm, cắp rồi đốt…
- Do thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng dẫn tới rò rỉ khi ra ngoài gặp nguồn lửa, nguồn nhiệt gây cháy.
7. Nguyên nhân gây cháy khu vực để xe
- Do sự cố hệ thống thiết bị điện chiếu sáng, bảo vệ làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy.
- Do vi phạm quy định về PCCC như đun nấu, thắp hương thờ cúng, hút thuốc trong ga ra xe.
- Do đốt phá hoại nhằm trả thù mâu thuẫn cá nhân, che dấu hành vi phạm tội như trộm, cắp xe rồi đốt…
Các biên pháp phòng chống cháy nổ hỏa hoạn trường học cần lưu ý
Ngoài những nguyên nhân gây cháy nộr hỏa hoạn ra các bạn cần biết thêm các biện pháp phòng tránh mà chúng tôi chia sẻ sau đây.
Với thực trạng hỏa hoạn đang ngày xuất hiện càng nhiều tại Việt Nam ở mức đáng báo động. Mỗi cá nhân cần tìm hiểu và nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ để hạn chế tối đa nguy cơ gây cháy nhằm bảo vệ sức khỏe và tài sản cho gia đình và cộng đồng tốt hơn. Dưới dây là các biện pháp phòng chống cháy nổ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất:
- Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết.
- Tham gia các buổi diễn tập, tập huấn kĩ năng phòng cháy chữa cháy.
- Kiểm tra và bảo trì các thiết bị điện đảm bảo an toàn, sử dụng điện đúng trọng tải, công suất của thiết bị.
- Bố trí các thiết bị điện, bếp đun nấu và khi vực làm việc phù hợp, đảm bảo an toàn.
- Tắt bếp, các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Để lửa tránh xa các vật có nguy cơ cháy, khi hàn, nấu ăn (các hoạt động sinh ra lửa, nhiệt lớn) cần tránh xa khu vực có đồ dễ cháy nổ.
- Không sản xuất, lưu trữ,…các chất dễ gây cháy nổ trái phép.
- Các công trình công cộng, kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các quy định về chòng cháy chữa cháy.
- Khi có sự cố gas bị rò rỉ, cần nhanh vặn khóa vòi van và mở các cửa để lưu thông khí. Tuyệt đối không được kích hoạt bất kì thiết bị điện nào vì sẽ là điều kiện đủ làm nổ bình gas.
- Khi xảy ra sự cố về hỏa hoạn hãy gọi ngay cho 114 – lực lượng Cảnh Sát PCCC gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
- Khi mới phát hiện xảy ra hỏa hoạn, cần nhanh tay cúp cầu dao điện bằng một cây gậy gỗ hoặc một vật cách điện (lưu ý không được sử dụng tay không thực hiện).
- Không được dập nước bằng nước đối với cháy do xăng dầu vì sẽ làm lửa không tắt mà lan rộng hơn. Trường hợp này nên dùng cát hoặc thiết bị chuyên dụng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm kiến thức về nguyên nhân gây cháy nổ cũng như cách phòng chống đơn giản trong trường hợp có xảy ra hỏa hoạn. Hiện nay trường cấp 3 Lê Hồng Phong đã trang bị đầy đủ những kiến thức và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ học sinh và cán bộ công nhân viên trong trường. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì đôi khi chỉ là một sai sót nhỏ có thể gây hỏa hoạn và những thiệt hại rất lớn.