Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh cấp 3

22/03/2024 - admin

Rèn luyện các kĩ năng cũng chính là một phần quan trọng của quá trình giáo dục và phát triển cá nhân đối với các em học sinh. Trong đó có kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng mà ai cũng cần biết. Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình sẽ giúp các bạn học sinh trở nên tự tin hơn khi truyền đạt tới mọi người. Kỹ năng này không chỉ phục vụ cho việc học tập mà còn cần thiết trong công việc.

Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng thuyết trình
Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng thuyết trình

Bạn muốn rèn luyện kĩ năng thuyết trình nhưng lại không biết những phương pháp để phát triển kỹ năng này? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây của THPT Lê Hồng Phong nhé. Bài viết sẽ tiết lộ những bí kíp cần có trong việc rèn luyện kỹ năng này.

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Trước khi đi vào tìm kiểu cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem kỹ năng thuyết trình là gì. Chắc chắn nếu hiểu rõ về kỹ năng này và lợi ích nó mang lại bạn sẽ rèn luyện một cách có động lực hơn.

Thuyết trình là gì

Thuyết trình là các chia sẻ, trình bày về một chủ đề nào đó trước nhiều người. Với mục đích là để truyền đạt thông tin, chia sẻ và giới thiệu nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Kỹ năng thuyết trình là khả năng của một cá nhân để trình bày ý kiến, thông tin, hoặc ý tưởng của mình một cách rõ ràng, hiệu quả và sinh động trước một khán giả. Nó bao gồm nhiều yếu tố như ngôn ngữ thuyết trình, sự phản xạ về ngữ điệu, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể để thu hút người nghe. Kỹ năng thuyết trình tốt cần phải trải qua quá trình rèn luyện, trau dồi thì mới có thể hình thành được.

Vì sao mà học sinh cần rèn luyện các kỹ năng thuyết trình?

Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình từ sớm không chỉ giúp học sinh thành công trong học tập mà còn là một bước quan trọng trong việc chuẩn bị cho tương lai, tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển cá nhân.

1. Kỹ năng thuyết trình giúp học sinh tự tin hơn.

Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp học sinh trở nên thành thạo trong việc trình bày ý kiến mà còn giúp họ phát triển phong cách, lời nói và cử chỉ khi đứng trước đám đông. Nhờ vậy, việc giao tiếp với mọi người xung quanh học sinh sẽ thêm tự tin phát biểu, đưa ra ý kiến riêng của mình.

2. Giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ.

Kỹ năng thuyết trình giúp cá nhân phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Khi thuyết trình, bạn cần phải diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và dễ hiểu, từ đó cải thiện khả năng truyền đạt thông điệp của mình. Hơn thế nữa khả năng ăn nói và giao tiếp tốt không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc thành công trong học tập và sự nghiệp mà còn là chìa khóa để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội.

Vì sao cần rèn luyện kỹ năng thuyết trình

3. Mang lại nhiều cơ hội trong tương lai.

Cuối cùng có kỹ năng thuyết trình tốt cũng sẽ giúp các bạn học sinh có được nhiều cơ hội trong tương lai. Như đã nói kỹ năng thuyết tình giúp các bạn có được sự tự tin, cải thiện trong giao tiếp. Một học sinh với kỹ năng tốt sẽ có cơ hội điểm số cao, tham gia nhiều hơn những hoạt động của lớp, trường và xã hội. Không chỉ vậy nó còn phục vụ cho công việc sau này. Trong một thị trường lao động cạnh tranh, khả năng giao tiếp tốt là một yếu tố quan trọng khi xin việc và thăng tiến trong sự nghiệp.

Những bí kíp để rèn luyện kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình không khó để nắm bắt nhưng lại đòi hỏi sự rèn luyện chăm chỉ. Vậy hãy cùng chúng mình khám phá những tips giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình nhé.

Bí kíp cải thiện kỹ năng thuyết trình

1. Thực hành thuyết trình thường xuyên.

Thực hành là chìa khóa quan trọng để cải thiện kỹ năng thuyết trình. Để tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trong trường hợp không có đủ điều kiện về môi trường thực hành, bạn có thể ghi âm những gì mình trình bày rồi nghe lại. Điều này giúp bạn tự đánh giá và phát hiện những lỗi sai sót, những điểm chưa ổn để khắc phục, điều chỉnh và hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân.

2. Làm thật tốt công tác chuẩn bị.

Một người dù có thuyết trình tốt đến đâu nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng cũng sẽ mất tự tin hay bị nói vấp trong quá trình thuyết trình. Chính vì vậy làm công tác chuẩn bị sẽ giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình. Trước khi thuyết trình thì người thuyết trình cần nắm rõ nội dung cần truyền đạt, có thể tập dượt nhiều lần để nhuần nhuyễn hơn. Chỉ khi nắm được nội dung bài thì ta mới có thể thuyết trình một cách tự tin, chia sẻ tự nhiên nhất có thể.

3. Không học thuộc quá cứng nhắc.

Như phần trên ta đã nói đến sự quan trọng của việc nắm rõ nội dung bài học, thế nhưng thuyết trình không chỉ là đọc ra y nguyên những gì mà ta đã chuẩn bị trước. Người thuyết trình không được học thuộc quá máy móc, hay phụ thuộc vào kịch bản thuyết trình quá nhiều mà cần có sự tương tác với silde hay khán giả.

Ngoài ra trong quá trình thuyết trình, ta có thể kết hợp chia sẻ những liên hệ của bài học với bản thân. Hay cũng có thể lồng ghép những yếu tố hài hước, thú vị để bài học không bị nhàm chán, thu hút được sự chú ý của người nghe.

4. Quan sát và học hỏi.

Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong việc giao tiếp và trình bày ý kiến. Thông qua việc quan sát và nắm bắt các chiến thuật, phong cách, và kỹ thuật mà người khác sử dụng, chúng ta có thể nhanh chóng tiếp thu và áp dụng vào bản thân để cải thiện.

Tuy nhiên, quan trọng là không nên mất đi sự cá nhân hóa trong quá trình này. Mỗi người đều có tính cách, phong cách và cách tiếp cận riêng trong việc giao tiếp và trình bày ý kiến. Việc học hỏi từ người khác không có nghĩa là bạn phải sao chép hoàn toàn phong cách của họ. Thay vào đó, bạn nên chọn lọc và áp dụng những điểm mạnh mà bạn cảm thấy phù hợp và có thể cải thiện cho bản thân.

5. Tích cực tương tác với khán giả.

Thuyết trình không chỉ là quá trình bạn nói mà còn là sự tương tác qua lại giữa bạn và người nghe. Nếu bạn tăng cường tương tác với người nghe sẽ làm tăng hiệu quả bài thuyết trình, khán giả sẽ cảm thấy hào hứng và bị lôi cuốn vào bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể tương tác với khán giả bằng nhiều hình thức như: tương tác bằng mắt, bằng ngôn ngữ hình thể hay phổ biến nhất là việc hỏi đáp giữa người thuyết trình và khán giả.

Tích cực tương tác với khán giả

Tương tác với khán giả sẽ giúp bạn giữ được sự chú ý của họ và tạo ra một môi trường thân thiện và cởi mở. Vì vậy, hãy chủ động tương tác với khán giả bằng cách đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung thuyết trình để khán giả trả lời. Đây cũng là cách khiến mọi người sẽ nhanh hiểu và nắm được vấn đề mà bạn muốn truyền tải.

6. Hiểu khán giả để thuyết trình thành công.

Yếu tố then chốt trong việc chuẩn bị còn là phân tích và tìm hiểu người nghe, dự đoán phản ứng của người nghe để có được cách thức diễn đạt cho phù hợp. Thính giả góp phần quyết định cho thành công của buổi thuyết trình. Do đó, nội dung bài thuyết trình phải được xây dựng xoay quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm, muốn vậy phải phân tích khán thính giả. Bạn cần tìm hiểu xem họ thuộc đối tượng nào, họ muốn nghe điều gì và vấn đề họ đang cần giải quyết, bài thuyết trình của bạn sẽ giúp họ những gì?

Thuyết trình hiểu tâm lý khán giả

Hiểu được tâm lý của đối tượng khán giả giúp bạn định hình nội dung thuyết trình một cách chính xác và linh hoạt, từ việc chọn lựa các ví dụ và minh họa cho đến cách diễn đạt ý kiến và thông điệp của mình.

7. Lắng nghe góp ý và cải thiện.

Trong mỗi buổi thuyết trình, việc lắng nghe và chấp nhận đóng góp từ khán giả là một phần quan trọng không thể thiếu. Không chỉ đơn giản là một cách để tạo sự tương tác, mà còn là một cơ hội để nâng cao chất lượng của buổi thuyết trình. Bằng cách chấp nhận ý kiến, câu hỏi và ý tưởng từ khán giả, người thuyết trình không chỉ có thể cải thiện kỹ năng,mà còn tạo ra một môi trường thân thiện và động viên sự tham gia tích cực từ phía người nghe.

Lời kết

Trên đây là chi tiết về những bí kíp mà THPT Lê Hồng Phong muốn chia sẻ với các bạn học sinh. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích trong quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình của các bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE