Những Giờ Học Thú Vị Tại Trường THPT Lê Hồng Phong
Học sinh không thích học môn sử vì nó khô khan, chán ngắt.
Học sinh chán học sử vì kiến thức chỉ được nhồi nhét một chiều.
Học sinh coi thường môn sử vì thấy kiến thức lịch sử không được vận dụng vào cuộc sống. Không ít giáo viên dạy sử đã được nghe câu: “Thưa cô, em không biết học Lịch sử để làm gì ạ.”.
Xin đừng vội trách học sinh, bởi vì đúng là nhiều kiến thức Lịch sử không được vận dụng vào đời sống, nhiều điều các em cần lại không được trang bị trên ghế nhà trường.
Để Lịch sử là môn học yêu thích
Xác định đúng vị thế bộ môn Lịch sử trong trường phổ thông là điều cần làm trước hết để nâng cao tâm thế người dạy và người học Lịch sử. Khi giáo viên Lịch sử bị xem là người dạy “môn phụ”, kiến thức lịch sử chỉ để “ứng thi” nếu có trong kỳ thi tốt nghiệp hoặc trong thi đại học khối C thì sẽ khó có sự cải thiện tình hình.
Môn Lịch sử phải được trở lại với giá trị (gốc) của nó là môn học để làm người, giáo dục lòng yêu nước, giữ bản sắc và truyền thống dân tộc, tạo gốc rễ vững bền cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai. Khi ấy, người giáo viên sẽ tự hào vì mình dạy môn Lịch sử, học sinh sẽ cảm thấy xấu hổ vì mình dốt Lịch sử nước nhà.
Nội dung kiến thức lịch sử đưa vào giảng dạy trong nhà trường phong phú, đa dạng, không chỉ phản ánh những cuộc chiến tranh, cách mạng mà còn phải chú trọng tới kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật… Ở bậc Tiểu học, chỉ cần học lịch sử qua Truyện kể lịch sử, với ngôn ngữ sinh động, phù hợp với trẻ em. Ở cấp trung học cơ sở, các em sẽ học các sự kiện cơ bản của Lịch sử thế giới và Việt Nam.
Ở cấp trung học phổ thông, học sinh sẽ học lịch sử qua các chủ đề, nâng cao kỹ năng thực hành bộ môn. Nội dung sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng nhận thức, đặc điểm tâm – sinh lý và sự phát triển ngôn ngữ của đối tượng học sinh từng cấp. Bên cạnh đó, nên tăng thời lượng và mở rộng việc dạy – học sử ở bảo tàng, trên thực địa, gắn dạy và học lịch sử với giáo dục di sản, di tích, văn hóa ở địa phương gần gũi với học sinh.
Bên cạnh đó giáo viên cần đổi mới các phương pháp dạy học để đem đến sự hào hứng, hứng thú cho học sinh.
Sau đây là một số hình ảnh giờ học lịch sử của lớp 10D3 của trường THPT Lê Hồng Phong, để thấy “Các thầy cô thay đổi, học sinh thay đổi”
Mời các em xem thêm thông tin hữu ích:
- Trường THPT tư thục
- Trường cấp 3 dân lập Hà Nội
- Danh sách trường chuyên tại Hà Nội
- Trường cấp 3 ở Hà Đông
- Các trường THPT ở Hà Nội
BAN TRUYỀN THÔNG TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG