Phương pháp để duy trì cảm hứng học tập cho học sinh tốt nhất

04/01/2024 - admin

Học tập luôn là cách thức để dẫn tới thành công nhanh nhất nhưng cũng đòi hỏi cần nhiều sự cố gắng và nỗ lực. Tuy nhiên rất nhiều các em học sinh hiện nay thường than vãn rằng mình thường xuyên mất đi hứng thú với việc học dẫn đến thành tích không tốt. Vậy phải làm thế nào để có thể để duy trì cảm hứng học tập cho học sinh tốt nhất? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của trường THPT Lê Hồng Phong nhé!

để duy trì cảm hứng học tập

1. Xác định lại lý do hay mục đích học tập

Nếu đang là học sinh – sinh viên, lý do để bạn bắt đầu học là do định hướng của bố mẹ, nhưng dần dần, khi suy nghĩ trưởng thành hơn, bạn sẽ tìm ra nhiều lý do khác để tiếp tục con đường học vấn của mình. Một số bạn lựa chọn học giỏi để du học, để thi vào những trường chuyên lớp chọn hay biết trước con đường sự nghiệp để theo đuổi đến cùng.

Những khi cảm hứng không còn mãnh liệt, đó là lúc bạn nhìn lại mục đích học của mình. Đó chính là động lực mạnh mẽ nhất để bạn dồn sức và quyết tâm thay đổi thái độ học. Còn với những bạn đang theo những khóa học ngắn hạn, các lớp kỹ năng, học Tiếng Anh… lý do học của bạn sẽ còn rõ ràng hơn khi quyết định học phần lớn do bạn lựa chọn và bạn biết mình học để làm gì.

2. Tìm ra điều thú vị

Tại sao bạn lại phải học môn Lịch sử? Bởi vì bạn cần hiểu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” đã từ xa xưa rồi. Tại sao bạn lại phải học Toán? Vì đó là môn duy nhất dạy bạn tư duy logic, suy luận hợp lý, là môn tiền đề cho Hóa học thú vị, Vật lý hấp dẫn và bạn cần kiến thức Toán để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp để sau này tìm được cơ hội việc làm tốt hơn.

Việc bạn không biết gì về một môn học không liên quan đến nghành học của bạn chọn sẽ không gây thiệt hại cho bạn lúc này nhưng nếu nhìn xa hơn, bạn sẽ phải cân nhắc lại.

Môn học nào cũng có ý nghĩa thực tiễn riêng của nó. Hãy tìm kiếm sự thú vị để thúc đẩy niềm cảm hứng và duy trì cảm hứng học tập trong bạn nhé! Bạn sẽ trở thành hot girl/ hot boy chỉ khi bạn học giỏi thôi!

3. Tránh xa những đồ vật làm xao nhãng

Hãy cố gắng loại bỏ điều khiển, điện thoại di động, máy tính, giường ngủ, truyện tranh, tạp chí hay những thứ tương tự như thế ra khỏi tầm mắt của bạn. Những thứ kể trên chính là thủ phạm khiến bạn bị xao nhãng khi đang học.

Thậm chí chỉ cần nghĩ về chúng thôi cũng làm bạn mất tập trung vào cuốn sách đang cầm trên tay. Vì thế, tốt nhất bạn không nên nhìn thấy chúng trong khi học. Một gợi ý đáng để bạn cân nhắc là ra thư viên học.

4. Học đúng lúc

Mỗi người chúng ta sẽ có một khoảng thời gian học rất tốt và có những khoảng thời gian học không tốt. Điều này tùy thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh xung quanh bạn. Điều mà bạn cần là phân biệt được hai khoảng thời gian đó để điều chỉnh cho tốt. Bạn nên lập thời gian biểu cho riêng mình.

Học đúng lúc

Vì với một lịch học được thiết lập hàng ngày, bạn sẽ có khoảng thời gian riêng cho việc học, chơi và nghỉ ngơi. Với cách này, bạn sẽ không còn lo lắng về việc thiếu thời gian xả hơi. Và chính thời gian biểu ấy sẽ tạo áp lực học tập cho bạn, thúc bạn rằng thời gian không có nhiều.

Do đó bạn cần tuân thủ thời gian một cách nghiêm khắc và hãy cứ nghĩ rằng: sau khi học vất vả xong mình sẽ được xả hơi thoải mái.

5. Bắt đầu với 2 phút thử thách

Thành ngữ “Vạn sự khởi đầu nan” đúng cả với việc học hành. Bước đầu tiên bao giờ cũng là bước quan trọng nhất: một khi bạn vượt qua được nó, việc học hành cũng sẽ có cảm giác nhẹ nhàng hơn.

Bất cứ khi nào cảm thấy không muốn học, hãy chỉ huy bản thân rằng bạn sẽ học 2 phút thật tử tế, chỉ 2 phút thôi. Tự thuyết phục là sau 2 phút học bạn có thể dừn g lại. Điều này sẽ khiến bạn thấy bớt uể oải và hưng phấn hơn để bắt đầu học.

Thông thường sau 2 phút này, bạn có khuynh hướng bắt nhịp với việc học và thật tự nhiên, bạn sẽ tiếp tục học lâu hơn. Chìa khóa ở đây chính là đảm bảo rằng trong 2 phút đầu tiên này bạn sẽ thực sự học với 100% độ tập trung.

6. Ngừng và bắt đầu với phần học thú vị nhất

Khi phải dừng học để nghỉ giải lao hay làm việc khác, bạn hãy chú ý dừng ở nội dung hay môn học hấp dẫn bạn. Khi bạn quay trở lại bàn học, bạn sẽ tiếp tục ở chính đoạn thú vị ấy và việc này khiến cho bạn dễ dàng bắt đầu học hơn

Nếu không còn bất kỳ hứng thú nào với học tập ngay lúc này, bạn hãy tạm gác lại chuyện học một lúc và thử làm một vài hoạt động mà bạn hứng thú, chẳng hạn đọc sách, xem phim, đi ăn cùng bạn bè… Điều này sẽ giúp bạn kích thích tinh thần, tạo suy nghĩ tích cực duy trì cảm hứng học tập.

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sa đà vào các hoạt động yêu thích, chỉ thực hiện trong một thời gian đủ ngắn để khơi dậy niềm hứng khởi của bản thân. Trong tương lai, khi niềm vui học trở lại, bạn có thể dùng chính những sở thích, niềm đam mê này làm phần thưởng cho nỗ lực học tập, như một cách tạo động lực cho chính mình.

7. Tầm sư học đạo

Nói một cách dễ hiểu hơn là chúng ta nên tìm một giáo viên phù hợp với mình. Người thầy này không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải tạo cho bạn cảm hứng học tập, cho bạn hướng đi, phương pháp học đúng đắn.

Tầm sư học đạo

Bạn sẽ không phải đau đầu với đống sách giáo khoa, sách tham khảo, đề cương ôn tập… người thầy giỏi sẽ cho bạn biết đâu là kiến thức cốt lõi, trọng tâm để học tập hiệu quả với thời gian ngắn nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

Thầy sẽ giúp bạn giải những bài khó, tìm những quyển sách hay, lên cho bạn một đề cương để lấp đầy kiến thức hổng… và tất nhiên, ngoài khả năng truyền đạt kiến thức dễ hiểu giúp học sinh nắm bắt nhanh thì người thầy giỏi sẽ có kỹ năng tốt để lấy lại cảm hứng học trong bạn, khơi dậy ý thức chủ động học tập của bạn, là một quân sư lắng nghe và giải đáp những “thắc mắc” thầm kín của bạn nữa đấy.

8. Sắp xếp lại góc học tập

Một mẹo nhỏ để duy trì cảm hứng học tập là dựng một góc học tập có khả năng truyền cảm hứng học tập dành riêng cho bạn. Hãy thử dọn dẹp lại bàn học, sắp xếp sách vở thật khoa học và trang trí phòng học theo cách mà bạn yêu – chắc chắn những điều nho nhỏ này sẽ đóng góp không ít vào công cuộc khơi gợi niềm say mê học tập cho chính bạn.

Một phòng học ngăn nắp, bàn học gọn gàng và có những cách bài trí hợp ý sẽ tạo cho bạn cảm giác thư thái và hứng thú để bắt đầu bài học mới trong ngày.

9. Tăng độ tương tác giữa giáo viên và học sinh

Sự tương tác qua lại giữa giảng viên và học viên trong buổi học thực sự đóng vai trò rất quan trọng. Nếu trong suốt buổi học mà thầy cô và học sinh không tương tác qua lại thì buổi học sẽ thực sự rất nhàm chán, tẻ nhạt.

Bằng cách nào đó, giảng viên đứng lớp phải là người chủ động để tăng sự tương tác này lên. Tạo không khí thoải mái và khơi gợi sự hứng thú từ các em học sinh.

10. Giảng bài một cách hài hước

Nghiêm túc trong các buổi học là một điều cần thiết, tuy nhiên việc quá nghiêm túc sẽ khiến học sinh cảm thấy bị ép buộc, không thoải mái, khiến cơ thể dễ căn thẳng, mệt mỏi, và tiếp thu kiến thức khó khăn hơn.

Vì vậy, việc tạo không khí thoải mái, hài hước trong giờ học là điều các giảng viên cần chú trọng.
Đây là một cách giáo dục hay cần được áp dụng thường xuyên. Thực tế cho thấy, một người giáo viên có tính hài hước thường được học sinh yêu mến và gần gũi hơn những giáo viên quá cứng nhắc.

11. Tạo hoạt động tập thể, nhóm

Đối với tâm lý học sinh, khi được hoạt động tập thể, trao đổi các bạn với nhau sẽ giúp các em hứng thú và nhiệt tình đóng góp ý kiến. Vì vậy đây là cách mà giáo viên nên làm để duy trì cảm hứng học tập cho các em.

Tạo hoạt động tập thể, nhóm

Việc thi đua giữa các nhóm cũng là động lực giúp các em gắng kết, xây dựng và phát triển bài học, giúp tiết học trở nên sôi nổi hơn. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có thể gây ra mất trật tự, nên đòi hỏi các giáo viên phải giám sát chặt chẽ , nhắc nhỏ và đôn đốc các em suốt quá trình hoạt động.

12. Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đảm bảo sức khỏe tốt

Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, ăn ngủ không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng học tập của bạn. Khi trong người không được khỏe sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, đầu óc không còn đủ tỉnh táo để tập trung. Do đó, dù đang học thi căng thẳng, các bạn học sinh vẫn cần đảm bảo chế độ sinh hoạt tốt để cơ thể khỏe mạnh.

Bạn cần ăn nhiều hơn, ăn những thực phẩm tốt cho trí não để học tập hiệu quả. Đồng thời, bạn cần có một giấc ngủ đủ, biết chăm sóc bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn để học ôn đạt kết quả tốt.

Đặc biệt, bạn cần có sự thoải mái về tâm lý. Mặc dù điều này không phải là đơn giản vì hầu hết học sinh đều ít nhiều cảm thấy căng thẳng, lo âu trước mùa thi cử. Do đó, bạn cần tham khảo những cách giúp giải tỏa căng thẳng, cách tạo hứng thú trong học tập để hạn chế suy nghĩ giúp cơ thể và tâm trí thoải mái mới trở lại việc học.

Lời kết

Một số chia sẻ về cách duy trì cảm hứng học tập ở trên của trường cấp 3 Lê Hồng Phong có thể là những gợi ý hay cho bạn trong quá trình học tập, đặc biệt trong khoảng thời gian thi cử quan trọng của mình. Học tập là một quá trình dài đòi hỏi bạn phải nỗ lực và theo đuổi đến cùng để đạt được những thành công trong tương lai. Vì vậy, hãy luôn giữ cho mình nguồn cảm hứng học tập dồi dào nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
CLOSE
CLOSE