20+ Câu hỏi phụ huynh nên hỏi khi gặp giáo viên của con
Quan tâm đến vấn đề học hành của con cái là điều mà bố mẹ nào cũng nên chú trọng. Tờ Strait Times của Singapore cho biết hiện nay, đa số phụ huynh khi gặp giáo viên con mình đã hỏi những câu như: Con tôi có chép bài đầy đủ? Cháu có cần được học kèm không, có bị tụt hạng so với bạn bè? Tuy nhiên, giáo viên lại mong muốn phụ huynh quan tâm những vấn đề khác, xa hơn điểm số trước mắt. Vậy những câu hỏi phụ huynh nên hỏi khi gặp giáo viên của con là gì? Xem ngay bài viết dưới đây của trường THPT Lê Hồng Phong nhé!
Câu hỏi phụ huynh nên hỏi giáo viên của con
Dưới đây là những câu hỏi như vậy, phụ huynh không cần thiết phải hỏi tất cả mà chỉ cần chọn 2 hoặc 3 câu hỏi tùy trường hợp
– Thầy cô đã sử dụng các thang đánh giá như thế nào? Làm thế nào để tôi có thể hiểu được cách đánh giá của các thầy cô?
– Tôi sẽ phải làm gì khi con gặp khó khăn khi học trên lớp?
– Những nội dung nào là khó khăn và phức tạp nhất mà con bắt buộc phải nắm được khi kết thúc năm học?
– Thầy cô có thể cho tôi biết về những điểm mạnh nhất và yếu nhất của con?
– Trong các giờ học hàng ngày thầy cô đã phát triển tư duy phản biện của con như thế nào?
– Hệ thống đánh giá mà thầy cô sử dụng đã thúc đẩy tạo động lực cho con như thế nào?
– Làm thế nào để tôi có thể hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ ở nhà?
– Thầy cô có thể gợi ý cho tôi một số câu hỏi mà tôi có thể hỏi con?
– Việc dạy học phân hóa và cá nhân hóa từng học sinh đã được nhà trường và các thầy cô thực hiện như thế nào?
– Các thầy cô đã ghi nhận sự tiến bộ của con bằng cách nào
– Các chiến thuật, kĩ thuật dạy học mà thầy cô sử dụng thường xuyên nhất trong năm học này là gì?
– Thầy cô đã sử dụng những cách tiếp cận mới nào trong việc dạy học? Nếu có thể hãy cho tôi biết hiệu quả của nó?
– Chúng tôi nên sử dụng các nguồn tài liệu ở đâu để có thể hỗ trợ được con?
– Nền giáo dục đang có những thay đổi như thế nào?
– Thầy cô nhận thấy mình đóng vai trò như thế nào trong quá trình học tập của con?
– Điều gì mà tôi đã bỏ quên không hỏi thầy cô?
– Làm thế nào để tôi có thể nhận ra những gì con đang nói dối về lớp học?
– Sắp tới nhà trường sẽ có những thay đổi gì lớn? những thay đổi đó sẽ tác động đến con như thế nào?
– Nếu con tôi cần hỗ trợ riêng, tôi sẽ phải làm như thế nào?
Một số câu hỏi cụ thể khác để hiểu thêm về con
Ngoài những câu hỏi về học tập thì phụ huynh cũng nên hỏi một chút về tính cách của con để hiểu thêm về chúng như:
1. Cháu có hòa đồng, giúp đỡ bạn bè không?
Các giáo viên cho rằng phụ huynh nên biết việc liệu con mình có bị bạn bè cách ly, chế giễu không? Có thường xuyên hỗ trợ bạn bè trong học tập, đặc biệt những bạn không theo kịp bài giảng? Giáo viên luôn muốn khuyến khích con bạn thể hiện sự tốt bụng, chăm sóc và quan tâm đến những người xung quanh và trở thanh người công dân tốt khi trưởng thành.
2. Cháu có phối hợp tốt với bạn bè?
Để làm rõ điều này, phụ huynh nên hỏi những câu: Cháu có phải là cầu thủ giỏi? Phối hợp như thế nào với bạn bè khi làm việc nhóm? Cháu có chia sẻ suy nghĩ của mình với những người khác cũng như lắng nghe, chấp nhận những quan điểm khác nhau? Khi phải đối mặt xung đột, cháu phản ứng thế nào và liệu cháu có khả năng giải quyết những xung đột đó?
Khả năng giao tiếp và phối hợp hiệu quả là những kỹ năng quan trọng mà con bạn cần có trong tương lai. Do đó, hãy trò chuyện với giáo viên của con và bàn cách giúp con mình phát triển kỹ năng giao tiếp sớm.
3. Điểm mạnh của con tôi là gì?
“Ngoài sự tiến bộ về học tập (điều có thể dễ dàng xác định bằng điểm số), cháu còn nổi trội ở những lĩnh vực nào khác?” là câu phụ huynh nên hỏi giáo viên. Có thể con bạn là một người thuyết trình hấp dẫn hoặc bạn học có thể tôn trọng cháu vì cháu có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt tốt trong quá trình làm nhóm. “Liệu cháu có hoàn thành nhiệm vụ, dù gặp nhiều khó khăn?” cũng là câu hỏi nhằm tìm ra điểm mạnh của con bạn.
Ngoài ra, hãy quan sát những điểm mạnh con mình từ những tương tác hằng ngày ở nhà và xác nhận chúng. Các giáo viên của con bạn cũng sẵn lòng giúp phụ huynh phát triển tính tự lập, tự tin cho con.
4. Làm cách nào để giúp con tôi tập trung vào một môn học?
Nếu con bạn ghét môn học nào đó, chẳng hạn ngoại ngữ, vậy phụ huynh phải làm thế nào để con có thể quan tâm môn học này hơn? Điều này rất quan trọng vì khi một đứa trẻ quan tâm đến lĩnh vực nào, nó sẽ có rất nhiều động lực để tìm tòi thêm. Ngay cả gặp trở ngại trong việc học môn này, các em sẽ ít có xu hướng bỏ cuộc ngay lập tức.
Ví dụ, nếu con bạn không bao giờ đụng tới cuốn sách tiếng Anh nhưng lại yêu thích âm nhạc, tại sao không giới thiệu các bài hát tiếng Anh phổ biến như cách giới thiệu ngôn ngữ cho cháu. Cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình cũng có thể hỗ trợ việc học tập của trẻ bằng cách làm gương, như trò chuyện với con bằng tiếng Anh.
5. Chúng tôi có thể hỗ trợ con bằng cách nào?
Hãy thảo luận với giáo viên về cách bạn và gia đình làm để hỗ trợ tốt nhất cho con. Con bạn sẽ tiến bộ nhanh nhất nếu những gì học ở trường được củng cố khi ở nhà. Hãy trò chuyện với con để biết con thích hỗ trợ theo phương thức nào? Nếu con bạn đang là học sinh tiểu học, hãy dành thời gian để cùng đọc sách với cháu để nuôi dưỡng tình yêu với sách.
Ngoài ra, những cha mẹ có con lớn hơn có thể thảo luận với các cháu về tin tức thời sự, giúp các con kết nối việc học và các sự kiện trong thế giới thực.
Lời kết
Rất nhiều phụ huynh khi đến gặp thầy cô giáo do không có sự chuẩn bị từ trước nên không kịp hỏi thầy cô về tình hình học tập cũng như tính cách của con trên trường lớp như thế nào. Để tránh gặp phải trường hớp như vậy, bố mẹ nên chọn lọc và chuẩn bị trước các câu hỏi liên quan đến con như trường cấp 3 Lê Hồng Phong chia sẻ ở trên. Hy vọng với những câu hỏi phụ huynh nên hỏi khi gặp thầy cô này sẽ mang đến thông tin hữu ích và cần thiết cho độc giả.