Top 10 Cách Học Thuộc Và Ghi Nhớ Nhanh Vô Cùng Hiệu Quả
Biết cách học bài nhanh là điều rất quan trọng, vì chương trình học ngày càng nhiều các bạn sẽ cảm thấy quá tải nếu không có kĩ năng ghi nhớ. Làm cách nào để học bài nhanh thuộc và nhớ lâu là vấn đề được hầu hết tất cả các bạn học sinh quan tâm. Bài viết dưới đây, trường Lê Hồng Phong sẽ chia sẻ với bạn đọc một số cách học thuộc và ghi nhớ nhanh vô cùng hiệu quả. Cùng xem ngay nhé!
1. Học nhóm và trao đổi kiến thức với bạn bè
Học nhóm cùng với bạn bè cũng có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc học. Hơn nữa khi học cùng với bạn bè, chúng ta có thể kiểm tra chéo được trí nhớ của nhau, đồng thời tìm ra cách học, ghi nhớ từ chính bạn của mình.
Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng việc học nhóm phải diễn ra thật sự nghiêm túc. Nên học với những người bạn có học lực khá, giỏi để bản thân được nhanh tiến bộ hơn. Lời khuyên dành cho bạn nên học nhóm một tuần khoảng 2 lần là đủ. Thời gian còn lại bạn nên dành cho việc tự học sẽ tốt hơn.
2. Học thuộc nhanh bằng “mã hoá” (Nenori)
Cách học Nenori được các nước phương tây áp dụng học cho các học sinh và giúp các em dễ dàng học thuộc bài hơn, có thể ghi nhớ cả ngàn hình ảnh và cả ngàn con số trong một thời gian ngắn. Đó chính là phương pháp “Tưởng tượng và liên kết”
Cụ thể về cách học trong ví dụ minh họa như sau:
Bạn hãy ghi nhớ 6 hình ảnh sau theo thứ tự : chai nước, xe máy, trái chuối, vũng nước, sư tử, con chó. Cụ thể bạn hãy tưởng tượng như sau :
“Chai nước” (là 1 vật thể sống có tay và chân) đang lái “xe máy”
Bỗng dưng vấp phải “trái chuối”, và té nhào xuống “vũng nước”
Khi lò mò ngồi dậy khỏi vũng nước, thì bỗng nhiên thấy 1 con “sư tử” đang ở trước mặt
Vì quá hoảng sợ, chai nước mới leo lên lưng “con chó” gần đó để chạy thoát
Bây giờ, hãy tự mình hồi tưởng lại câu chuyện 1 lần nữa, bạn sẽ nhớ được 6 hình ảnh đó. Với phương pháp này, bạn có thể nhớ cả ngàn hình ảnh đơn giản chỉ qua 1 lần đọc, rất hiệu quả phải không nào.
3. Học thuộc nhanh bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là cách học thuộc và ghi nhớ vô cùng hiệu quả đã được các giới chuyên môn đánh giá cao. Nếu có thể hình dung, hãy chuyển đổi câu chữ thành những hình ảnh, thành một chuỗi câu chuyện với nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ con người tiếp thu hình ảnh sẽ tốt hơn là bằng chữ.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học thuộc bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.. bạn có thể hoàn toàn sáng tạo ra sơ đồ riêng cho bản thân mình. Như vậy cách học sẽ không bị rập khuôn mà đem lại hiệu quả rất cao.
4. Chia nội dung cần học thuộc thành các phần nhỏ
Chia nhỏ kiến thức để học luôn là cách học thuộc lòng nhanh được nhiều người áp dụng. Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn chỉ khiến các em cảm thấy chán nản, học trước quên sau… Đến khi vào phòng thi thì đoạn nhớ, đoạn quên, rất nguy hiểm.
Vì thế, hãy chia nhỏ lý thuyết cần học thuộc thành các mục nhỏ. Lên thời gian học thuộc từng mục, sao cho học đến đâu nhớ đến đấy.
Ví dụ: Trong văn học, nếu cho học sinh học bài Bình Ngô đại cáo trong vòng 1 tiếng là rất khó. Nhưng khi chia thành từng khổ thơ thì các em sẽ nhớ rất nhanh. Cách này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian
5. Tinh thần thoải mái
Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng “ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu” mà thôi!
Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma” và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào.
6. Lựa chọn không gian, thời gian hợp lý
Đối với những môn cần thuộc lòng hay những môn tính toán suy luận thì rất cần sự tập trung cao độ. Do đó, yếu tố tránh bị làm phiền được ưu tiên nhất. Có nhiều bạn học trong phòng đóng kín cửa, tránh tiếng ồn bên ngoài, hay có những bạn lựa chọn học lúc nửa đêm, khi tất cả mọi người đi vào giấc ngủ, mọi thứ đều yên tĩnh.
Địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học để hiệu quả cao tốt nhất nên chọn một nơi rộng, thoáng, tĩnh lặng, nhưng đừng quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ.
7. Hiểu nội dung bài học
Đây không còn là cách học thuộc và ghi nhớ mà là bắt buộc bạn phải hiểu nội dung bài học bạn mới có thể học được bài, nếu bạn không hiểu dù bạn có cố gắng thế nào cũng không thể học thuộc được hoặc nếu có học thuộc thì bạn cũng không thể nhớ lâu được mà “học trước quên sau”. Học không hiểu nội dung đề cập đến vấn đề gì thì thực chất bạn đang không nắm được bản chất.
Để hiểu nội dung bài học thì bạn cần đọc hết bài để có sự chuẩn bị tốt khi bắt tay vào học thuộc. Đặc biệt là học thuộc những nội dung dài. Khi bạn đọc qua rồi bạn sẽ hình dung ra được sườn của bài, và trong đầu bạn đã có thể suy nghĩ được cách tiếp nhận những kiến thức đó như thế nào.
8. Liên hệ với thực tế
Phương pháp học này cực kỳ hợp lý cho những môn như Địa lý, Lịch sử, tiếng anh. Nếu bạn cảm thấy lý thuyết môn Địa lý khô khan và bạn học hoài không hiểu, bạn hãy liên tưởng thực tế về môn địa lý như sau:
Ví dụ: nội dung đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, bạn hãy liên tưởng ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học. Trong bài “ Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ ”. Bạn sẽ phải cần nhớ thế mạnh của vùng là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, thủy điện, nông lâm nghiệp nhiệt đới… Hãy liên tưởng các thế mạnh trên có xuất hiện đặc trưng ở những đâu.
Thế mạnh về thủy điện thì không thể không nghĩ đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Du lịch thì có Sa Pa, Lào Cai quá nổi tiếng… Như vậy, bằng cách liên tưởng này, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
9. Thẻ ghi nhớ (flashcard)
Flashcard là cách học thuộc và ghi nhớ được áp dụng nhiều trong những môn học thuộc, cách học này sẽ học bằng cách là bạn viết khái niệm, gợi ý hoặc đề tài ở một mặt của thẻ, mặt còn lại bạn sẽ biết định nghĩa, thông tin chi tiết.
Sau đó xếp bộ thẻ ghi nhớ theo cùng một mặt và lần lượt học từng thẻ. Khi bạn rút tới thẻ nào đó, bạn sẽ đọc được từ khóa ở trong thẻ và tự đoán được nội dung mặt sau là gì, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu và không thể nào quên được.
10. Tự kiểm tra nội dung mình đã học
Tự kiểm tra là cách tốt hơn giúp bạn biết mình nhớ được bao nhiêu thông tin. Bạn hãy tự nhớ lại thông tin mà không xem tài liệu hoặc có sự trợ giúp nào. Cách học thuộc sẽ theo trình tự như sau:
– Bố trí không gian và thời gian thích hợp, phải chắc chắn rằng đầu óc của bạn không bị phân tâm bởi điều gì, không suy nghĩ linh tinh, không mệt mỏi.
– Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và tóm tắt những và nội dung quan trọng cần nhớ.
– Học lướt qua để bạn biết chính xác nội dung mình cần học gồm những gì, tạo cho bạn cảm giác bạn sẽ tiếp thu được và học rất nhanh, kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.
– Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ từng nội dung và kết hợp ghi chép (nếu muốn). Bạn nên diễn tả từ ngữ theo cách học hiểu, không nên học thuộc từng chữ một trong sách.
– Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa bạn có thể dành thời gian để đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.
– Cuối cùng nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.
Những điều cần nhớ khi áp dụng các cách học thuộc và ghi nhớ
Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ nội dung chính của bài học là gì, tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Sau khi đã nắm được đủ thông tin bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nên học ở đâu trước và việc học sẽ dễ hơn.
Học phần nào dứt điểm ở phần đó, tránh tình trạng học phần trước quên phần sau, hay học chưa xong phần này nhảy qua phần kia. Sau khi bạn đã tự tin học thuộc rồi, hãy tự kiểm tra bản thân bằng cách bỏ tập vở của mình vào một góc rồi ôn lại và kiểm tra xem mình đã thuộc đúng hay chưa.
Một tips hay ho để học nhanh thuộc là bạn hãy gạch dưới những ý quan trọng để bạn biết và nắm ý được nhanh hơn.
Những điều nên tránh khi học thuộc
Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế rất dễ khiến bạn quên ngay kiến thức bạn đã học từ trước.
Không nên vừa ăn vừa học sẽ khiến độ tập trung của bạn bị giảm đi, ngoài ra cũng không nên học tại những nơi ồn ào, điều đó sẽ khiến cho mức độ tập trung của bạn bị giảm đi đáng kể.
Tránh tiếp xúc với các thiết bị di động. Bởi vì chúng có chứa rất nhiều mạng xã hội làm cho chúng ta bị cuốn hút, từ đó làm cho ta xao nhãng việc học làm chất lượng của buổi học không có chất lượng.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ cách học thuộc và ghi nhớ bài nhanh mà trường Lê Hồng Phong muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin và kiến thức bổ ích cho mình. Bạn lưu ý, nếu áp dụng thì có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bản thân nhé. Chúc các bạn học tốt!