Trang chủCách Để Con Tránh Xa Những Cám Dỗ Trên Internet Hiệu Quả
Cách Để Con Tránh Xa Những Cám Dỗ Trên Internet Hiệu Quả
13/03/2024 - admin
Ở thời đại công nghệ bùng nổ, tiếp xúc và sử dụng internet sớm đã giúp trẻ chủ động tiếp cận kiến thức mới, mở rộng tư duy, sáng tạo… Tuy nhiên, internet và nhất là mạng xã hội (MXH) phổ biến như: Facebook, Zalo, YouTube, Tik Tok… cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tiêu cực nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều và thiếu định hướng từ người lớn. Cùng trường THPT Lê Hồng Phong tìm hiểu cách để con tránh xa những cám dỗ trên internet hiệu quả nhé!
Trong báo cáo phát ra vào tháng 4/2020, UNICEF ghi nhận trong bối cảnh giãn cách xã hội, trẻ em dần chuyển sang học tập và giải trí qua kênh Internet. Công nghệ giúp trẻ kết nối với bạn bè, phát triển kỹ năng, học từ xa… Nhưng mặt trái, công cụ này tiềm ẩn những nguy cơ nếu không có biện pháp an toàn, kiểm soát từ phụ huynh. Dưới đây là các nguy cơ mà các em thường gặp phải.
1.1. Bị lừa đảo, dụ dỗ
Khi thiếu kỹ năng phòng bị, trẻ em có thể trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, đặc biệt liên quan đến vấn đề lạm dụng tình dục hoặc ăn cắp thông tin cá nhân.
Nhiều đối tượng xấu sử dụng mạng xã hội để tiếp cận trẻ em. Thông qua những chiêu trò như tặng quà, dùng lời phỉnh nịnh, các em có thể để lộ thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc cài phần mềm độc lên máy tính, từ đó tin tặc có thể khai thác dữ liệu, quay lén hoặc thực hiện hành vi tấn công phá hoại.
1.2. Tiếp xúc với thông tin xấu
Hoạt động trực tuyến gia tăng có thể khiến trẻ em tiếp xúc với thông tin không phù hợp lứa tuổi, có thể gây hại đến thể chất lẫn tinh thần như nội dung bạo lực, suy nghĩ lệch lạc hoặc kích động tự tử, tự làm hại bản thân.
Các em cũng có thể nhìn thấy những quảng cáo thực phẩm không lành mạnh, không phù hợp lứa tuổi, các thông tin sai lệch gây lo lắng, sợ hãi…
1.3. Bị bắt nạt trên mạng
Bắt nạt trên mạng là một trong những nguy cơ hàng đầu có thể xảy đến với trẻ em khi sử dụng Internet. Các hành vi này có thể diễn ra ở nhiều nơi trên môi trường mạng, như trên mạng xã hội, nhóm chat, trong game hoặc thậm chí cả khi học trực tuyến.
Phương thức phổ biến của bắt nạt mạng thường là kêu gọi tẩy chay, lan truyền những hình ảnh, thông tin gây xấu hổ, bao gồm cả những thông tin sai sự thật. Kẻ xấu cũng có thể gửi các tin nhắn mạo danh, nặc danh để đe dọa hoặc làm tổn thương trẻ. Trên Internet, những hành động này có thể lặp đi lặp lại, khiến trẻ tức giận hoặc sợ hãi, dẫn đến ảnh hưởng tâm lý hoặc làm những hành động nguy hiểm cho bản thân.
1.4. Mắc bệnh do nghiện Internet
Ngoài báo cáo của UNICEF, một tình trạng khác được các chuyên gia nhắc đến là nguy cơ rối loạn tâm thần và hành vi, rối loạn cảm xúc sau khi sử dụng Internet. Thống kê tại một bệnh viện lớn ở Việt Nam, các ca bệnh liên quan đến nghiện Internet có xu hướng liên tục tăng trong 10 năm trở lại đây, trong đó không ít bệnh nhân là thiếu niên, sử dụng Internet trong thời gian dài.
2. Cách để con tránh xá những cám dỗ trên internet hiệu quả
Với những con số được thống kê trên, cho thấy phụ huynh và nhà trường cần đồng hành và giúp con sử dụng internet đúng cách, tránh xa những cám dỗ mạng trước khi quá muộn. Dưới đây là những cách để con tránh xa những cám dỗ trên internet phụ huynh có thể tham khảo.
2.1. Giáo dục về an toàn trực tuyến
Hãy giải thích cho con về các nguy cơ và mối đe dọa mà internet có thể mang lại. Hãy nói rõ về việc tránh gặp gỡ với người lạ trực tuyến, chia sẻ thông tin cá nhân và truy cập vào nội dung không phù hợp.
2.2. Thiết lập quy tắc sử dụng internet
Đặt ra một số quy tắc rõ ràng và cụ thể về việc sử dụng internet. Hãy quy định thời gian sử dụng và định rõ những hoạt động nào là không được phép, ví dụ như truy cập vào nội dung người lớn, tham gia vào các trò chơi quá mức, hay chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến.
2.3. Sử dụng công cụ kiểm soát
Hãy sử dụng phần mềm hoặc công cụ kiểm soát để giới hạn truy cập vào nội dung không phù hợp. Có thể thiết lập bộ lọc nội dung hoặc sử dụng các ứng dụng di động có chức năng tương tự.
2.4. Gắn kết với con
Hãy luôn lắng nghe và tạo ra một môi trường mở để con có thể chia sẻ với bạn về những trải nghiệm trên internet. Hãy khuyến khích con đặt câu hỏi và cung cấp hướng dẫn khi con cần.
2.5. Giảng dạy về đạo đức trực tuyến
Hãy dạy con về đạo đức trực tuyến và giá trị của việc đối xử tôn trọng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm trên mạng. Hãy nhấn mạnh rằng những hành vi không đúng đạo đức có thể có hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến người khác.
2.6. Theo dõi hoạt động của con trực tuyến
Hãy thường xuyên kiểm tra và theo dõi hoạt động của con trên internet. Hãy hiểu về các ứng dụng, trò chơi và trang web mà con truy cập và đảm bảo rằng chúng phù hợp với độ tuổi và giới hạn mà bạn đã đặt ra.
2.7. Tìm môi trường học tập có thể giúp con phát triển bản thân
Ba mẹ có thể tìm các khóa học về công nghệ vừa phù hợp với niềm đam mê khám phá công nghệ vừa khơi dậy tiềm năng của con. Từ đó con biết cách sử dụng internet, sử dụng thiết bị điện tử cho việc phát triển bản thân, thay vì chơi game, lướt mạng xã hội vô bổ.
3. Lời kết
Cũng như nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật khác, internet được sáng tạo và phát triển là nhằm phục vụ lợi ích của xã hội, tuy nhiên sử dụng nó như thế nào thì sẽ chịu tác động tích cực hay tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi con người. Không thể phủ phận những mặt tích cực mà internet đã mang lại, vì nó giúp thế giới “phẳng hơn, nhỏ hơn, gần hơn”. Vì vậy, phụ huynh hãy giúp các bé có thể sử dụng internet một cách đúng đắn và tránh xa những cám dỗ trên internet nhé!