6 Điều Bố Mẹ Nên Làm Khi Phát Hiện Con Chưa Trung Thực

28/02/2024 - admin

Một đứa trẻ sở hữu đức tính trung thực sẽ biết sống chân thành, tôn trọng lẽ phải thay vì sự dối trá. Nhiều cha mẹ cho biết, họ cảm thấy khó khăn khi dạy con phải trung thực. Bài viết dưới đây của  trường THPT Lê Hồng Phong sẽ mách bạn 6 điều bố mẹ nên làm khi phát hiện con chưa trung thực.

6 điều bố mẹ nên làm khi phát hiện con chưa trung thực
6 điều bố mẹ nên làm khi phát hiện con chưa trung thực

Trẻ nhỏ nói dối do đâu?

Có một sự thật là trẻ đôi khi không nhớ bản thân vừa làm chuyện gì trước đó, nhất là trong độ tuổi dưới 4. Thế nên khi bị tra khảo, con một mực giải thích bản thân không hề làm. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân trẻ không nhớ chứ không phải con có ý nói dối hòng thoát tội.

Nguyên nhân khiến trẻ nói dối
Nguyên nhân khiến trẻ nói dối

Một nguyên nhân cực kỳ phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ nói dối đó là bị bố mẹ quát mắng. Mỗi lần làm sai, con phải chịu hình phạt, lời khiển trách nặng nề từ bố mẹ khiến trẻ luôn sống trong sợ hãi. Con sợ nếu ba mẹ biết sự thật sẽ quát mắng, thậm chí là đánh đập. Điều này đã làm trẻ cố tình nói dối.

Bên cạnh đó, đứa trẻ nào cũng mong làm cha mẹ vui, thế nên nếu biết chuyện gì đó về mình khiến ba mẹ thất vọng, trẻ sẽ có xu hướng lảng tránh. Nếu phản ứng của bạn đối với sự thật bớt u ám đi thì con cũng sẽ bớt lo ngại tổn thương bạn vì nói thật.

6 điều bố mẹ nên làm khi phát hiện con chưa trung thực

Khi phát hiện con không trung thực, bố mẹ nên làm gì để con hiểu ra vấn đề và không mắc phải? Hãy tham khảo những cách trường THPT Lê Hồng Phong mách bạn dưới đây nhé!

Tìm ra nguyên nhân tại sao con nói dối

Tìm hiểu nguyên nhân
Tìm hiểu nguyên nhân

Khi phát hiện con nói dối và không đúng sự thật, cha mẹ cần lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ làm vậy là gì. Tìm được nguyên nhân thì cha mẹ có thể có cách xử lý phù hợp và trẻ cũng không cần phải nói dối sau này nữa. Rất có thể trẻ đã quá mệt mỏi và áp lực với bài vở ở trường, hoặc bài quá khó vượt ngoài khả năng của trẻ. Hoặc cũng có thể vì con sợ bị đòn roi, sợ mắng mỏ, so sánh… từ bố mẹ. Đây là điều bố mẹ nên làm đầu tiên khi phát hiện con chưa trung thực

Hãy làm gương

Hãy làm gương
Hãy làm gương

Người lớn cũng cần trung thực và thừa nhận khuyết điểm của mình. Dù là lời nói dối vô hại đi chăng nữa thì nó cũng sẽ gây ảnh hưởng tới con cái và khi trẻ phát hiện, con sẽ nghĩ rằng bố mẹ có thể làm, vậy mình cũng có thể.

Nhiều bậc cha mẹ còn sợ việc phải thừa nhận lỗi của mình với con cái vì lo sợ con sẽ không còn tôn trọng nữa, nhưng hành động trung thực và sẵn sàng nhận sai với chính con trẻ cũng sẽ giúp tạo dựng niềm tin và môi trường sống tốt đẹp trong gia đình.

Đừng đẩy con vào tình huống phải nói dối

Không một đứa trẻ nào muốn thừa nhận lỗi lầm của bản thân, đặc biệt khi chúng có bố mẹ quá nghiêm khắc, thường xuyên mắng mỏ, đánh đập khi con cái mắc sai lầm. Nếu cứ bị chỉ trích thì trẻ sẽ tìm cách né tránh, đặc biệt là nói dối để không phải chịu phạt.

Đừng đẩy con vào tình huống phải nói dối
Đừng đẩy con vào tình huống phải nói dối

Chẳng hạn mặc dù đã biết chắc là con chưa làm bài xong nhưng mẹ vẫn hỏi con đã làm xong chưa, như vậy sẽ khiến con khó xử và tìm cách nói dối để làm mẹ hài lòng. Thay vào đó, mẹ hãy nói rằng: “Mẹ thấy con chưa làm xong bài, con đưa mẹ xem con đã làm đến đâu rồi” sẽ khích lệ trẻ nhiều hơn.

Khích lệ con nói thật

Những lời động viên và khích lệ luôn hiệu quả hơn những lời mắng mỏ hay trách phạt. Vốn dĩ, việc thừa nhận lỗi lầm của bản thân không phải là một điều dễ dàng, ngay cả đối với người lớn. Chính vì vậy, cha mẹ cần kiềm chế cơn nóng giận và vội vàng chỉ trích con. Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy tổn thương và sợ hãi.

Sau này, chúng sẽ càng thu mình là không dám nói ra sự thật. Do đó, cha mẹ hãy lựa lời để trò chuyện cùng con, lắng nghe con bày tỏ và đưa ra những lời khuyên đúng đắn, nhắc nhở con nếu con làm sai. Đó sẽ là cách làm hiệu quả nhất.

Để con tự chịu trách nhiệm cho việc nói dối

Để con tự chịu trách nhiệm cho việc nói dối
Để con tự chịu trách nhiệm cho việc nói dối

Nói dối sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường, và nếu trẻ cứ lặp đi lặp lại dù đã được nhắc nhở, hãy để con tự trải nghiệm bài học cho mình. Ví dụ, nếu con chưa làm bài tập về nhà mà nói dối là làm rồi, bé sẽ chịu điểm kém và lời phê bình từ cô giáo. Sau đó, con có thể sẽ nhận ra việc mình nói dối không những không có tác dụng mà còn khiến thầy cô, cha mẹ buồn lòng.

Xây dựng niềm tin

Xây dựng niềm tin
Xây dựng niềm tin

Hãy để trẻ biết rằng, cha mẹ tin tưởng mình và mình cũng tin tưởng cha mẹ. Khi đã có niềm tin, trẻ sẽ không còn sợ hãi để phải che giấu sự thật. Hãy cố giao tiếp với trẻ như những người bạn, tôn trọng trẻ và giải thích đâu là đúng, đâu là sai. Như thế con sẽ tin cha mẹ là những trọng tài công tâm trong cuộc sống.

Lời kết

Bài viết trên đây vừa giới thiệu đến bạn những cách hiệu quả để xử lý khi phát hiện con không trung thực. Hy vọng những giải pháp trên đây hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn là những ông bố, bà mẹ thông thái!

Rate this post
CLOSE
CLOSE